Khám phá sự thật về phương pháp dạy trẻ từ 0 đến 3 tuổi

0
910

Giai đoạn quan trọng của trẻ từ 0 đến 3 tuổi là giai đoạn trẻ có thể phát triển tốt không chỉ trí tuệ mà còn có thể tự tìm hiểu và khám phá những thứ xung quanh. Do đó, cha mẹ cũng cần có những kỹ năng cần thiết để hỗ trợ trẻ một cách đúng đắn, phù hợp dạy trẻ con. Cùng tham khảo các phương pháp dạy trẻ từ 0 đến 3 tuổi mà cha mẹ cần biết nhé.

Xem thêm:
trang-bi-cac-kien-thuc-nuoi-day-tre-tu-nho

Trang bị các kiến thức nuôi dạy trẻ từ nhỏ

1. Đặc điểm của trẻ từ 0 – 3 tuổi

Hầu hết các chuyên gia đều cho thấy rằng giai đoạn từ 0 – 3 tuổi luôn là giai đoạn rất nhạy cảm đối với các em vì đây thời kỳ các bé bắt đầu tìm hiểu và làm quen cũng như khám phá các điều mới xung quanh bên ngoài thế giới sau khi vừa chào đời sau 9 tháng nằm ngoan trong bụng mẹ. Các mẹ sẽ không biết được sự phát triển và tiếp nhận của trẻ ở thời kỳ này nhanh đến mức nào. Vì thế, trong giai đoạn này, mẹ hãy tìm hiểu kỹ phương pháp dạy trẻ từ 0 đến 3 tuổi để nuôi dạy tỉ mỉ giúp trẻ phát triển đúng hướng.

Nhưng để nuôi dạy được trẻ từ những thời gian đầu hoàn toàn không dễ dàng, đặc biệt đối với cha mẹ lần đầu có em bé khi chưa có kinh nghiệm. Do đó, cha mẹ cần trang bị thật kỹ các kiến thức cơ bản nhất về các thời điểm phát triển quan trọng của trẻ trong giai đoạn từ 0-3 tuổi.

2. Những giai đoạn phát triển ngôn ngữ ở trẻ từ 0 – 3 tuổi

Ba năm đầu của trẻ sẽ là thời gian quan trọng để phát triển khả năng ngôn ngữ. Lúc này, các mẹ hãy nên dạy cho bé theo phương pháp dạy trẻ từ 0 đến 3 tuổi từ cơ bản vì các bé đã sẵn sàng để lắng nghe và ghi nhớ các mô hình ngôn ngữ mà trẻ nghe được xung quanh chúng. Đây là giai đoạn phát triển nhanh chóng về kỹ năng giao tiếp của bé. Bên cạnh đó, giai đoạn này cũng là lúc duy nhất mà chúng có thể học được những ngôn từ cùng lúc trong thời gian ngắn.

2.1. Giai đoạn 0 đến 3 tháng tuổi

Ngay từ khi chào đời, trẻ đã có những âm thanh nhỏ, dù cho khả năng thính giác vẫn chưa biểu hiện rõ được. Nhưng đến tháng thứ hai, các bé đã có thể phát ra vài tiếng ọ ẹ, hoặc những tiếng kêu gió vui nhộn. Cũng trong thời gian ấy, các bé đã có thể lắng nghe được nguồn phát ra âm thanh và chú ý đến chúng, dần dần quen với những âm thanh quen thuộc, tiếp đến nghe thấy tiếng trò chuyện xung quanh trẻ. Các bé sẽ bắt đầu vui cười thành tiếng khi chúng được gần gũi cha mẹ hoặc ông bà người thân.

Chuẩn bị bước sang tháng thứ 4, trẻ đã có thể nhận biết được các tương tác xung quanh như xấu hoặc tốt với trẻ. Tuy nhiên, đừng vội dạy bé học đọc vì thời điểm này còn quá sớm. Điển hình như bẹo má hoặc mắng yêu cũng có thể làm cho bé khóc, lúc ấy trẻ phản xạ theo tự nhiên vì chưa hiểu được đó là hành động yêu hay ghét. Nhưng khi đã quen, chúng sẽ hiểu được đó là hành động trêu ghẹo của người lớn.

tre-tu-0-den-3-thang-tuoi

Trẻ từ 0 đến 3 tháng tuổi

2.2 Giai đoạn từ 3 đến 6 tháng tuổi

Sau khi kết thúc tháng 3 và mở đầu cho tháng 4, tại thời điểm này trẻ đã có thể tạo ra các âm thành khác nhau hoặc có thể đã tự điều khiển được âm giọng của mình một cách tự nhiên. Các trẻ sẽ bắt đầu biết chú ý, quan sát kỹ từng cử động và trạng thái cử động miệng của cha mẹ khi người lớn trò chuyện với chúng.

Từ tháng thứ 5, trẻ có thể sẽ phát ra được các âm nguyên âm vào những lúc trẻ chơi một mình hoặc trong lúc tiếp xúc với người hay vật. Đến giai đoạn tháng thứ 6, trẻ đã biết nhìn về hướng phát ra nguồn âm thanh khi ai đó gọi tên chúng và trẻ sẽ phản hồi bằng cách lặp lại các âm tiết đầu tiên dù là âm tiết chưa có nghĩa.

2.3 Giai đoạn từ 6 đến 12 tháng tuổi

Từ giai đoạn này, trẻ sẽ kết hợp những kiến thức ở các giai đoạn trước và phát triển mạnh mẽ hơn ở tháng thứ 6 này. Khả năng nghe và phát âm của bé phát huy rõ rệt. Sau những tiếng bập bẹ gọi pa pa, ma ma, thì giờ đây trẻ đã có thể phát âm rõ hơn về ngôn ngữ ấy. Đồng thời, trẻ cũng hiểu được và có phản ứng đáp trả phù hợp với những lời nói của bố mẹ, người thân hoặc thậm chí là những lời tiêu cực như quát mắng, cáu gắt của cha mẹ.

Cho đến hết giai đoạn từ 6-12 tháng tuổi, trẻ có thể phát âm bập bẹ những từ đầu tiên của ngôn ngữ mẹ đẻ. Những từ thông thường như ba, mẹ/ mạ, măm,… Đồng thời khi chúng nói được những từ này thì cũng đồng nghĩa trẻ đã có thể kết hợp giữa hành động và ngôn ngữ của bản thân để thể hiện cho mọi người biết.

tre-tu-tu-6-den-12-thang-tuoi

Trẻ từ từ 6 đến 12 tháng tuổi

2.4 Giai đoạn 12-18 tháng tuổi

Hầu hết các trẻ đều có thể nói được những từ mẹ đẻ đơn giản khi tròn một tuổi. Quá trình dạy cho bé học phát triển ngôn ngữ là lúc trẻ sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình để giao tiếp chính thức. Khi lên 18 tháng tuổi, trẻ đã có thể biết được mỗi vật, hiện tượng hay hành động đều có cái tên riêng của nó.

Giai đoạn này trẻ đã có thể hiểu và đáp ứng được các hành vi thân thuộc. Ở cuối giai đoạn này, khi đặt các câu hỏi đơn giản với trẻ như ở đâu, cái gì, cha mẹ sẽ nhận được các câu trả lời chính xác và ổn định hơn những tháng trước, đơn giản vì trẻ đã biết nhiều tên gọi của một số vật quen thuộc với mình, và đã biết dùng cử chỉ hành động đi kèm với lời nói.

2.5 Giai đoạn 18-24 tháng tuổi

Đến giai đoạn này, trẻ đã có thể gọi được tên người thân xung quanh, các đồ vật trong nhà và các tên của bộ phận trên cơ thể. Trẻ đã biết lắng nghe những mẩu chuyện ngắn trước khi đi ngủ, học được cách quan sát thao tác của người lớn và dễ dàng lặp lại được những từ mình đã nghe được. Đồng thời trẻ cũng có thể làm theo được chỉ dẫn đơn giản của người lớn. Cuối giai đoạn này, trẻ cũng có thể đặt câu hỏi ngược lại cho chúng ta như cái gì? đi đâu?…

tre-den-giai-doan-24-thang-tuoi

Trẻ đến giai đoạn 24 tháng tuổi

2.6 Giai đoạn 24-36 tháng tuổi

Khi trẻ bước sang tuổi thứ hai, trẻ sẽ có sự thay đổi rõ rệt về mặt ngôn ngữ ngay cả trên từ vựng lẫn ngôn ngữ của trẻ. Lúc này, hãy tìm cách dạy bé học chữ ngoài học gọi tên các vật dụng, hiện tượng, nên học thêm cả các từ quan hệ như: cái, rồi, chưa,… Vì trẻ thường đóng các vở kịch, hay nói chuyện một mình với đồ chơi và thể hiện lại những câu từ đã học được từ người lớn một cách chính xác nhất.

Vì thế, nhiều chuyên gia thường khẳng định rằng trẻ con là bản sao của bố mẹ chúng. Khi đến ba tuổi, trẻ đã có được lượng kiến thức tương đương 1.000 từ. Khi nói, trẻ có thể nói dài các âm tiết, khoảng 5 hoặc 6 âm tiết, hay có thể lên đến 9 âm tiết. Tìm hiểu phương pháp dạy bé đọc chữ giúp trẻ thể hiện các hành động ngôn ngữ và mong muốn, biểu đạt cảm xúc của bản thân qua hành động và cả lời nói như: con muốn uống nước, con muốn đi vệ sinh…)

3. Cha mẹ cần làm gì để hỗ trợ con? 

Ở tuổi này, các bé rất thích được nghe giọng cha mẹ, vì vậy các mẹ hãy trò chuyện thường xuyên cùng con, kể chuyện con nghe, hát ru con ngủ trong những tháng đầu. Hãy đáp ứng lại sự nhiệt tình của con bằng những giọng nói yêu thương và nụ cười của cha mẹ. Dạy bé biết chúng đang nhìn và làm gì, cũng giống như cách bạn đang làm. Hãy đọc truyện trước khi đi ngủ cho bé nghe, vì ở lứa tuổi này có thể giúp não của trẻ phát triển tốt hơn.

Các phương pháp dạy trẻ từ 0 đến 3 tuổi cũng khuyến khích cha mẹ hãy tận dụng lại những thao tác, âm thanh của bé để trò chuyện cùng bé, giúp bé thấy bạn đang là bạn của chúng. Khi bé phát ra âm thanh nào, hãy lặp lại âm thanh đó và cùng bé tạo ra các âm thanh khác. Ngoài ra, hãy tạo cho bé cảm giác bé luôn được lắng nghe. Hãy kiên nhẫn lắng nghe để bé biết bạn đang rất hứng thú với câu chuyện của bé nhé.

cha-me-hay-trang-bi-du-kien-thuc-nuoi-day-con

Cha mẹ hãy trang bị đủ kiến thức nuôi dạy con 

Sẽ có những lúc bạn thấy bé vẫn khóc mặc dù bạn đã đáp ứng đủ các yêu cầu của bé cần, nhưng đừng lo lắng, có thể bé đang đau bụng hoặc kích động hay thậm chí quá nhiều năng lượng và cần được giải toả bằng những trận khóc oà như thế thôi. Phương pháp dạy trẻ từ 0 đến 3 tuổi cũng chỉ ra rằng vào các buổi tối các bé thường thích được đưa nôi khi ngủ hoặc muốn được mẹ bế để có cảm giác an toàn hơn, thế nên vài tháng đầu sau sinh bạn hãy cố gắng bên cạnh bé vì thời gian đầu luôn có nhiều sự bỡ ngỡ đối với trẻ nhỏ thôi mà.

Nguồn tham khảo:

  1. giaoducsom.org
  2. izumi.edu.vn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here