Mỗi người có một màu sắc riêng, một tính cách riêng. Vì vậy, để hòa hợp với tất cả mọi người trong cuộc sống thì rất khó, đặc biệt là trong công việc. Vậy làm thế nào để hòa hợp với mọi người trong công ty? Dưới đây là một số điều giúp bạn hòa hợp hơn với người khác.
Xem thêm về: Cách viết cv xin việc
- Tránh những chủ đề dễ dẫn đến xung đột
Mặc dù bạn luô muốn trông như người thân thiện và ấm áp, nhưng bạn không nên thảo luận về một vài chủ đề cụ thể nếu bạn muốn tránh hình thành xung đột tại nơi công sở.
Tránh những chủ đề dễ dẫn đến xung đột
Ví dụ, bàn luận về tôn giáo và chính trị thường không phù hợp tại nơi làm việc, và sẽ gây căng thẳng. Ngoài ra, bạn cũng không nên nói về chuyện đời tư như sức khỏe, tình dục, vấn đề trong mối quan hệ cá nhân, hoặc tài chính, và cũng đừng hỏi han đồng nghiệp về chúng.
Nếu bạn cảm thấy không thoải mái với câu hỏi có tính tò mò hoặc xâm phạm đến cuộc sống cá nhân của bạn, hoặc nếu chủ đề có thể gây tranh cãi, bạn nên cố hết sức để thay đổi chủ đề. Nếu thất bại, bạn có thể ngừng thảo luận về chúng một cách kiên quyết nhưng lịch sự hoặc khéo léo rời khỏi cuộc tranh luận. Thông thường, nói theo kiểu “Tôi thật sự không muốn bàn về vấn đề đó tại công sở” là đủ. Nếu bạn không thích trình bày một cách quá thẳng thừng, bạn có thể nói “Ồ! Tôi vừa nhớ ra mình có việc phải làm” và sau đó là xin cáo lui khỏi cuộc đối thoại.
- Trò chuyện giải lao trong giờ nghỉ
Trò chuyện xã giao giúp bạn và đồng nghiệp gần nhau hơn. Để có cuộc xã giao vui vẻ, bạn cần hiểu rõ về đồng nghiệp của mình để lựa chọn chủ đề phù hợp.
Trò chuyện xã giao giúp bạn và đồng nghiệp gần nhau hơn
Tuy nhiên, xã giao quá mức trong giờ làm sẽ khiến sếp của bạn nghĩ rằng bạn không nghiêm túc làm việc, và khuyến khích đồng nghiệp có tính nhiều chuyện tiêu tốn thời gian của bạn.
Nếu đồng nghiệp cố gắng tán gẫu với bạn trong khi bạn đang bận rộn, bạn nên đề nghị trì hoãn cuộc trò chuyện cho đến giờ ăn trưa. Bạn cần phải cố gắng ngoại giao để họ không cảm thấy như bị từ chối.
Bạn cần phải cố gắng ngoại giao để họ không cảm thấy như bị từ chối
Ví dụ, bạn có thể nói một điều gì đó như: “Tôi hoàn toàn đồng ý. Tôi đang rất bận, nhưng tôi muốn nói chuyện nhiều hơn với bạn trong giờ ăn trưa. Bạn muốn gặp nhau vào lúc đó không?”.
Xem thêm về: Kỹ năng phỏng vấn
- Không nói xấu người khác hay ngồi lê đôi mách
Ngồi lê đôi mách và than phiền về mọi người trong công ty thường dẫn đến sự hình thành của một số hình thức thù địch giữa đồng nghiệp và cấp trên.
Không nên ngồi lê đôi mách và than phiền về mọi người trong công ty
Cách tốt nhất là bạn nên giữ im lặng hoặc quay mặt bước đi khi đồng nghiệp của bạn đang nói xấu người khác, nhưng nếu bạn không thể thực hiện điều này, bạn nên cố gắng nhìn nhận lời nói của họ theo hướng tích cực hơn. Ví dụ, nếu họ nói rằng: “Bạn có biết chuyện Châu được thăng chức chứ không phải Kiên chưa?”, bạn có thể đáp lại theo kiểu “Chắc năm nay Châu đã cố gắng lắm để được thăng chức. Cô ấy rất xứng đáng!”.
Cần nhớ rằng người thích nói xấu người khác hoặc nói xấu sếp cũng sẽ nói xấu sau lưng bạn. Bạn nên cố gắng không cho loại người này biết thông tin chi tiết về cuộc sống của bạn, thông tin mà bạn không muốn truyền bá nó quanh văn phòng.
- Lắng nghe người khác nói
Bạn sẽ không chỉ tìm hiểu thêm về đồng nghiệp của mình, mà bạn cũng sẽ không phải nói ra điều không phù hợp.
Giữ im lặng sẽ giúp bạn tránh được sự kỳ thị trong việc tán gẫu trong văn phòng, hoặc tệ hơn là bị xem như kẻ hay ngồi lê đôi mách.
Hãy lắng nghe nhiều hơn nói
Uốn lưỡi trước khi nói nếu bạn có xu hướng nói mà không suy nghĩ, mỉa mai, hoặc đùa cợt, vì chúng có thể khiến bạn trông như một kẻ thô lỗ trước mặt người không trân trọng óc hài hước của bạn.
Xem thêm về: Kỹ năng trả lời phỏng vấn
- Có trách nhiệm với công việc
Nếu bạn cố gắng hết sức để hoàn thành công việc, cấp trên sẽ nhận thấy sự cống hiến của bạn và hiểu rõ bạn không phải là người gây nên bất kỳ mâu thuẫn nào tại công ty.
Biến bản thân trở thành người cần thiết bằng cách thực hiện công việc đặc biệt trong nhiệm vụ của mình. Phương pháp này sẽ giúp bạn luôn bận rộn và tránh gây xung đột với người đồng nghiệp rắc rối.
Biến bản thân trở thành người cần thiết bằng cách thực hiện công việc đặc biệt trong nhiệm vụ của mình
Giúp đỡ đồng nghiệp. Nếu bạn giúp họ hoàn thành mục tiêu bằng cách giảm thiểu căng thẳng cho họ, họ sẽ xem bạn như đồng minh. Điều này không có nghĩa là bạn phải làm thay công việc của họ. Nhưng nếu bạn nhận thấy rằng bạn có thể giúp đỡ họ trong một lĩnh vực nào đó mà họ cần và bạn có thời gian rảnh rỗi, bạn nên cân nhắc hỗ trợ họ.
- Bày tỏ sự tôn trọng với cấp trên ngay cả khi họ thiên vị với người khác
Đôi khi, người có xích mích nhiều nhất với bạn lại là sếp của bạn.
Không nên cho phép thái độ tiêu cực hoặc yêu cầu nặng nề của quản lý viên khiến bạn buồn bã. Nếu bạn muốn hình thành mối quan hệ đồng nghiệp vui vẻ, bạn cần phải hiểu rằng con người có những cách cư xử cụ thể cho lý do riêng của họ, và bạn không thể làm được gì. Bạn nên trở thành người tốt hơn thông qua việc đáp lại hành vi tiêu cực bằng sự tôn trọng và lịch sự.
Tôn trọng cấp trên, không buồn bã khi quản lý có thái độ tiêu cực hay yêu cầu nặng nề
Nếu hành động tiêu cực của cấp trên vượt qua giới hạn cho phép – nếu họ quấy rối, phân biệt đối xử, hoặc nhắm vào bạn một cách không hợp pháp – bạn có thể đến văn phòng nhân sự để tìm kiếm cách có thể giúp bạn ngăn ngừa chúng. Đối với công ty nhỏ không có phòng nhân sự, nguồn trông cậy tiếp theo của bạn sẽ là thuê luật sư.
Trên đây là nhưng điều giúp bạn dễ hòa hợp hơn với người khác. Tuy nhiên, bạn đừng hiểu nhầm rằng bạn đang phải lấy lòng tất cả mọi người. Đây không phải nịnh nọt, nhịn nhục hay nhún nhường gì hết. Những điều này là giúp bạn và đồng nghiệp hiểu nhau hơn, hòa hợp hơn mà thôi. Chúc bạn thành công!
Còn nếu bạn cần tìm một cơ hội cộng tác với những nhà tuyển dụng hàng đầu – uy tín nhất tại Việt Nam thì đừng ngần ngại mà truy cập ngay Recruitvn.com để đem về cho mình công việc mà bạn hằng mong ước.
Xem thêm các chủ đề khác