Nắm kỹ năng phỏng vấn, viết CV này là được nhận ngay!

0
482
nam-ky-nang-phong-van-viet-cv-nay-la-duoc-nhan-ngay

Để tìm được một công việc phù hợp, một vị trí mơ ước, hầu hết các bạn sẽ phải trải qua nhiều cuộc phỏng vấn và thường “thất trận”. Nhưng liệu có ai nhìn lại để tự đặt câu hỏi “Tại sao mình thất bại ở cuộc phỏng vấn này?”. Vì thế, bên cạnh các kiến thức chuyên môn được học, bạn nên học kỹ năng mềm khi phỏng vấn xin việc cũng như cách trình bày CV giúp bản thân trở nên chuyên nghiệp hơn.

hoc-ky-nang-mem-de-cai-thien-cach-chuan-bi-va-tra-loi-phong-van-xin-viec-tot-hon

Học kỹ năng mềm để cải thiện cách chuẩn bị và trả lời phỏng vấn xin việc tốt hơn

Xem thêm:

1. Viết CV chuẩn không cần chỉnh như thế nào?

Nếu bạn đã tìm được một công ty ứng tuyển phù hợp cho vị trí mình mong muốn thì CV là công cụ đầu tiên để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Với doanh nghiệp, một CV không chuyên nghiệp, không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn mà nhà tuyển dụng đã đưa ra thì khả năng bị “từ chối” là rất cao.

Do đó, các khóa học viết CV chuyên nghiệp được hình thành cho mục tiêu nâng cao khả năng “được chọn” vào vòng trong của ứng viên. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo cách trình bày CV cơ bản theo các gợi ý dưới đây.

1.1 . Về thông tin cá nhân

Làm rõ những thông tin cá nhân quan trọng như họ tên, ngày sinh, số điện thoại, khu vực sinh sống. Các dữ liệu này sẽ giúp phía tuyển dụng dễ dàng liên lạc với bạn khi đạt yêu cầu.

Lưu ý:

  • Phần email có nội dung nghiêm túc, có dùng thường xuyên
  • Ảnh đại diện CV phù hợp với vị trí ứng tuyển, khuôn mặt trực diện, rõ ràng.

1.2 Về định hướng nghề nghiệp

Ở phần này, bạn nên viết rõ những mục tiêu nghề nghiệp, định hướng phát triển sự nghiệp bản thân trong tương lai. Thông thường, các nhà tuyển dụng thường đánh giá cao ứng viên biết lập kế hoạch và có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng.

Lưu ý:

  • Đề cập đến vị trí bạn muốn ứng tuyển hoặc công ty bạn đang ứng tuyển.
  • Chia thành mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn
  • Đề cập mục tiêu theo hướng lợi ích của công ty, chẳng hạn như tăng doanh số bán hàng, mở rộng cơ sở khách hàng …
thong-tin-ve-nghe-nghiep-nen-ghi-ngan-gon-dung-trong-tam-va-nen-chia-thanh-nhieu-muc-tieu

Thông tin về nghề nghiệp nên ghi ngắn gọn, đúng trọng tâm và nên chia thành nhiều mục tiêu

1.3 Về học vấn

Xây dựng nội dung ngắn gọn, súc tích về tiến trình học tập của bạn gồm khoảng thời gian học tập, trường, chuyên ngành, bằng cấp và điểm trung bình (GPA).

Có thể thêm:

  • Các thông tin về đồ án, dự án nghiên cứu khoa học nếu có …. Phải liên quan đến vị trí ứng tuyển.
  • Các khóa học kỹ năng mềm, khóa học nghiệp vụ.

1.4 Về kinh nghiệm làm việc

Thể hiện trong CV một cách ngắn gọn, đầy đủ về quá trình làm việc trước đây, cụ thể:

  • Bạn đã từng làm việc công ty nào?
  • Bạn phụ trách vị trí nào, trách nhiệm công việc là gì?
  • Thành tựu, kinh nghiệm đạt được khi làm việc tại công ty
  • Bạn đã học kỹ năng mới nào tại công ty?

Lưu ý:

  • Liệt kê kinh nghiệm làm việc lần lượt theo thời gian
  • Nội dung nên trình bày bằng số liệu rõ ràng. Ví dụ: doanh số tăng bao nhiêu %, về bao nhiêu khách…
the-hien-trong-cv-nhung-thanh-tuu-kinh-nghiem-da-dat-duoc-o-cac-vi-tri-truoc

Nên thể hiện trong CV những thành tựu, kinh nghiệm đã đạt được ở các vị trí trước

1.5 Về công tác ngoại khóa

Nếu bạn mới tốt nghiệp hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm để viết vào CV thì mục hoạt động ngoại khóa là điểm mấu chốt thể hiện sự năng nổ và cơ hội phát triển của bạn ra sao. Vì vậy, bên cạnh việc học kỹ năng mềm phát triển công việc, bạn nên cố gắng tham gia các công tác xã hội trên địa bàn, khu vực đang ở. Đây là sẽ điểm cộng vì nhà tuyển dụng thường xem trọng các ứng viên năng nổ, nhiệt tình và giàu lòng nhân ái.

Lưu ý:

  • Liệt kê các công tác hoạt động xã hội, thiện nguyện.
  • Nêu tác dụng, nghĩa vụ của mình trong các công việc đó.
  • Không liệt kê các sở thích, giải trí hàng ngày

1.6 Về kỹ năng

Nhà tuyển dụng thường dựa vào trình độ và khả năng của ứng viên để xem có phù hợp với vị trí ứng tuyển không. Do đó, bạn có thể nhờ người có uy tín, chức danh hoặc cấp trên để xác minh thông tin. Hãy cung cấp đầy đủ thông tin tham chiếu này trong CV bao gồm: họ và tên, địa chỉ email, số điện thoại.

cung-cap-thong-tin-tham-chieu-tu-cap-tren-hoac-dong-nghiep-de-nha-tuyen-dung-xac-minh-thong-tin

Cung cấp thông tin tham chiếu từ cấp trên hoặc đồng nghiệp để nhà tuyển dụng xác minh thông tin

Xem thêm:

2. Mẹo kỹ năng phỏng vấn chuyên nghiệp khi xin việc

Sau khi đã lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng, bạn sẽ đối mặt với vòng phỏng vấn tại công ty. Tùy theo vị trí bạn ứng tuyển mà đối tượng phỏng vấn có thể là bộ phận nhân sự, tổng giám đốc, quản trị bộ phận đó đảm trách. Song, dù là nhân sự nào phỏng vấn, bạn cũng nên chuẩn bị thật kỹ lưỡng về phong thái, kiến thức cho buổi quan trọng này. Hãy tham khảo các bí quyết về kỹ năng phỏng vấn dưới đây.

2.1 Tác phong gọn gàng, lịch sự

Trang phục là điểm rất quan trọng vì đây là yếu tố đầu tiên để nhà tuyển dụng nhận định phong cách của bạn. Những lỗi thường gặp về trang phục thường gặp là mặc quần bò áo thun, trang phục quá sặc sỡ, quần kiểu rách,…

Đối với nữ, bạn có thể chọn váy bút chì hoặc váy dài phối hợp cùng áo sơ mi. Còn phía bạn nam, com lê hoặc quần âu mặc cùng áo sơ mi sẽ trở thành một chọn lựa khôn ngoan. Đặc biệt, nhớ đảm bảo gương mặt của bạn không bị phần tóc mái lòa xòa che đi mất.

2.2 Đến trước thời gian phỏng vấn 10 – 15 phút

Vào ngày phỏng vấn, hãy cố gắng sắp xếp và đến sớm hơn thời gian hẹn ít nhất 10 phút để phòng trường hợp bị lạc đường, gặp các chướng ngại về giao thông khi di chuyển hoặc các vấn đề phát sinh đột xuất.

chuan-bi-trang-phuc-ky-luong-va-nen-den-som-truoc-thoi-gian-hen-10-15-phut

Chuẩn bị trang phục kỹ lưỡng và nên đến sớm trước thời gian hẹn 10-15 phút

2.3 Nhẹ nhàng khi bước vào 

Hoạt động thật nền nã, đi thẳng người, tránh gây tiếng động và cúi đầu chào nhân sự phỏng vấn là những việc mà bạn cần nhớ khi bước vào phòng trao đổi. Bên cạnh đó, bạn nên thực hiện kỹ năng bắt tay thật tốt trong ngày phỏng vấn. Một cái chạm tay thật chắc, không quá nhẹ cũng không quá mạnh sẽ trở nên tuyệt vời và hữu ích

2.4 Chuẩn bị trước một vài câu hỏi 

Trong mọi cuộc phỏng vấn, sẽ không khỏi bắt gặp câu hỏi quen  thuộc như “Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?” Đây là cơ hội để nhà tuyển dụng cho bạn được biểu lộ tư duy phản biện của bản thân.

Bạn nên đặt nhiều hơn 1 nghi vấn để tìm hiểu về công việc, hoạt động của công ty, lợi ích bạn sẽ nhận được khi làm việc và cung cấp thêm thông tin về chính mình. Nhớ hỏi một cách khôn khéo và lịch sự nhé!

2.5 Thành thật và Cảm ơn 

Là một sinh viên mới tốt nghiệp, đừng ngại thú nhận rằng mình thiếu kinh nghiệm và sẻ chia những khả năng bạn học được trong môi trường đại học. Hãy chú ý rằng: nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn nhân sự phù hợp nhất với họ chứ không phải người xuất sắc nhất.

Không những thế, trong quá trình phỏng vấn, đừng quên nói lời cám ơn sau khi được nhà tuyển dụng phản hồi thắc mắc. Đây chính là phép tắc giao tiếp tối thiểu cần có và cũng giúp bạn tạo dấu ấn tốt với họ.

moi-cau-tra-loi-nen-duoc-the-hien-dung-trong-tam-thanh-that-va-biet-cach-cam-khi-duoc-phan-hoi-thac-mac

Mỗi câu trả lời nên được thể hiện đúng trọng tâm, thành thật và biết cách cảm khi được phản hồi thắc mắc

Xem Thêm:

2.6 Ra về với phong thái chuyên nghiệp 

Có lẽ nhiều bạn sẽ không nghĩ đến vấn đề này, tuy nhiên phía nhà tuyển dụng lại rất chú ý phong thái của bạn sau cuộc trao đổi. Cách bạn đứng dậy ra về và chào họ như thế nào đều được họ ghi nhận lại.  Một lời khuyên ý nghĩa dành cho bạn: bạn nên cúi đầu chào họ rồi lùi vài bước trước thời điểm quay người đi ra về.

2.7 Gửi email cảm ơn trong vòng 24h 

Kết thúc buổi phỏng vấn, bạn nghĩ rằng mình đã hết cơ hội tạo dấu ấn với nhà tuyển dụng? Thật ra không, bạn có thể gợi nhắc họ rằng bạn là một ứng viên phù hợp thông qua email cảm ơn ngắn gọn, súc tích và thân tình trong 24 giờ ngay sau cuộc phỏng vấn.

gui-email-cam-on-sau-cuoc-phong-van-cung-la-cach-tao-an-tuong-tot-voi-nha-tuyen-dung

Gửi email cảm ơn sau cuộc phỏng vấn cũng là cách tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng

Trên đây là những hướng dẫn cơ bản giúp bạn chuẩn bị thật tốt cho quá trình xin việc. Ngoài ra, nếu bạn muốn nâng cao khả năng phỏng vấn hay viết CV trở nên ấn tượng hơn thì nên tham khảo những khóa học kỹ năng phỏng vấn xin việc hiện nay. Với hệ thống bài giảng lý thuyết kết hợp ví dụ thực tiễn, chuyện phỏng vấn sẽ không còn quá áp lực với bạn.

Hơn thế nữa, kỹ năng là yếu tố không thể thiếu để thu hút ấn tượng của nhà tuyển dụng. Chính vì thế, bạn nên tham gia các lớp học kỹ năng online có cấp chứng chỉ để không chỉ được trau dồi thêm kiến thức mới mà còn tạo điểm sáng trên CV khi ứng tuyển.

Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với những bạn đang gặp khó khăn trong việc viết CV chỉn chu hay những bạn chuẩn bị có buổi phỏng vấn với nhà tuyển dụng. Chúc bạn thành công!

Nguồn:

  1. edu2review.com
  2. kyna.vn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here