Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của máy phối trộn công nghiệp

0
1294

Máy trộn là một thiết bị rất quan trọng đối với nhiều ngành sản xuất hiện đại như: chế biến thực phẩm, sản xuất nhựa, xây dựng,…. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu rõ về cách thức vận hành của loại máy móc tiên tiến này. Để có cái nhìn chính xác và đầy đủ hơn, mời bạn hãy cùng Carno khám phá nguyên lý hoạt động và khả năng ứng dụng của máy trộn công nghiệp trong bài viết sau đây!

Bài viết liên quan:

may-tron-duoc-su-dung-rat-pho-bien-trong-cac-nganh-san-xuat-hien-dai-carno

Máy trộn được sử dụng rất phổ biến trong các ngành sản xuất hiện đại

1. Cấu tạo của máy trộn

Mỗi dòng máy trộn sẽ có đặc điểm cấu tạo khác nhau để phù hợp với mục đích sử dụng và yêu cầu sản xuất. Tuy nhiên, nhìn chung, tất cả các mẫu máy trộn công nghiệp phổ biến trên thị trường hiện nay đều sẽ bao gồm các bộ phận chính như sau:

  • Thùng trộn (thùng chứa): Đây là nơi sẽ chứa đựng các nguyên vật liệu cần trộn (có thể là hạt nhựa, các loại bột, hạt ngũ cốc, bê tông, hóa mỹ phẩm,…).
  • Hệ thống trục vít và lưỡi trộn (cánh đảo): Các lưỡi trộn thường được làm bằng inox với độ bền cao, chống gỉ sét tốt. Khi hoạt động, lưỡi trộn sẽ chuyển động trên trục cố định để xóc đảo, trộn đều nguyên vật liệu.
  • Phần chân trụ: Bộ phận này được thiết kế bằng vật liệu chắc chắn và có kết cấu rất kiên cố, đảm bảo giữ cho máy trộn luôn đứng vững, không bị rung lắc trong khi vận hành.
  • Motor: Bộ phận này sẽ cung cấp động năng để máy trộn hoạt động.

2. Nguyên lý hoạt động của máy trộn

Nguyên lý hoạt động của máy trộn tương đối đơn giản. Đầu tiên, nguyên liệu sẽ được đưa trực tiếp vào thùng chứa thông qua cửa cấp liệu. Sau đó, các lưỡi dao trộn (cánh đảo) sẽ liên tục chuyển động để xóc đảo nguyên liệu. Trong quá trình này, các hạt vật liệu (nhựa, bột hoặc hạt ngũ cốc,…) sẽ va đập vào nhau và va đập với thành của thùng chứa, từ đó tạo ra lực ma sát, giúp nguyên liệu được trộn đều.

Ngoài chuyển động của các lưỡi trộn, một số loại máy trộn công nghiệp còn kết hợp cả chuyển động lắc đều của thùng chứa để tăng khả năng đảo trộn. Sau khi đã trộn đều, nguyên liệu sẽ được xả ra ở cửa tháo liệu phía dưới đáy của thiết bị.

may-su-dung-cac-luoi-tron-de-xoc-dao-deu-nguyen-vat-lieu-carno

Máy trộn sử dụng các lưỡi trộn để xóc đảo đều nguyên vật liệu

3. Phân loại máy trộn công nghiệp

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy trộn khác nhau với kiểu dáng và thiết kế riêng biệt. Để đơn giản, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi mua sản phẩm, người ta thường phân loại máy trộn công nghiệp theo 3 cách như sau:

3.1. Phân loại theo thiết kế, cách bố trí các bộ phận

Với phương pháp phân loại này, máy phối trộn công nghiệp có thể được chia làm 2 dòng sản phẩm, đó là:

Máy trộn ngang

Máy trộn ngang có thùng chứa thiết kế nằm ngang với hệ thống trục vít và các lưỡi trộn hoạt động theo dạng xoắn ốc, ngược chiều nhau. Tốc độ vòng quay của loại máy này không cao nên năng suất thấp hơn so với máy trộn đứng nhưng chất lượng thành phẩm lại rất đều. Ngoài ra, máy trộn ngang còn có ưu điểm là có thể được dùng để trộn cả nguyên liệu khô và ướt.

Máy trộn ngang cho chất lượng thành phẩm đồng đều

Máy trộn đứng

Loại máy này có thùng chứa hình trụ đứng với thiết kế dạng phễu. Bên trong máy là các lưỡi trộn và hệ thống trục vít, có nhiệm vụ hút phun và đảo trộn nguyên liệu. 

Máy trộn đứng có tốc độ trộn khá nhanh, giá máy trộn rẻ và thường được dùng để trộn các loại nguyên liệu khô, có độ ẩm ít. Tuy nhiên, dòng máy này lại có nhược điểm là khó vệ sinh và chất lượng thành phẩm không cao bằng máy trộn ngang.

Máy trộn đứng có năng suất cao, giá thành rẻ

Máy trộn nghiêng

Với loại máy trộn này, bạn có thể điều chỉnh thùng chứa nghiêng xuống một góc 45 độ để xả liệu sau khi trộn xong. Máy trộn nghiêng thường có dung tích lớn, việc nâng hạ phễu nạp được thực hiện dưới sự điều khiển của động cơ điện.

3.2. Phân loại theo hình dạng máy trộn công nghiệp

Nếu xét về hình dạng thì người ta có thể chia máy trộn làm các loại như sau:

  • Máy trộn lập phương: Máy được thiết kế hình khối lập phương với hệ thống các lưỡi trộn và trục quay. Khi hoạt động, thùng chứa sẽ quay quanh trục cố định để nhào trộn nguyên liệu nhanh chóng. Máy trộn lập phương thường được dùng trong ngành dược phẩm, thực phẩm, hóa mỹ phẩm.
  • Máy trộn hình chữ V: Loại máy trộn này được thiết kế theo hình dạng chữ V nên có thể trộn nguyên liệu rất nhanh và đều. Nhờ kết cấu thùng chứa hình chữ V nên sẽ không có bất kỳ điểm chết nào trong quá trình trộn bột. Máy thường được dùng để trộn các loại bột khô.
  • Máy trộn lục giác: Loại máy này có thiết kế thùng quay trong ngoài đặc biệt và thường được dùng để trộn bột khô trong các ngành hóa chất, sữa bột, sản xuất thuốc,…
  • Máy trộn hình chữ U: Thuộc kiểu máy trộn ngang (có thùng chứa hình chữ U).
  • Máy trộn kiểu thùng quay: Loại máy này sẽ sử dụng lực quay của thùng chứa để nhào trộn các thành phần của nguyên liệu thành một hỗn hợp đồng đều. Máy thường được ứng dụng trong lĩnh vực chế biến thực phẩm.

3.3. Phân loại theo lĩnh vực ứng dụng

Nếu phân loại theo lĩnh vực ứng dụng, máy trộn công nghiệp có thể được chia làm các loại chính như sau:

Máy trộn thực phẩm

Máy trộn thực phẩm có cánh khuấy, cho phép phối trộn các loại nguyên liệu khác nhau như: trộn gia vị nấu ăn, thịt, bột làm bánh, hạt cà phê, các loại hạt ngũ cốc, thức ăn cho gia súc,… với tỷ lệ chính xác và nhanh chóng. 

Máy thường được sử dụng ở các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, trại chăn nuôi, xưởng sản xuất cà phê, cơ sở làm bánh,…. Tùy vào tính chất công việc và nhu cầu thực tế mà doanh nghiệp có thể lựa chọn máy trộn với công suất 10kg, 20kg hoặc 50kg, 100kg,…

Đặc điểm chung của máy trộn thực phẩm đó là có nhiều chế độ khuấy đảo để đáp ứng được các nhu cầu nhào trộn thực phẩm khác nhau của người chế biến, thợ làm bánh, đầu bếp,…. Ngoài ra, do được sản xuất để phục vụ cho quy trình chế biến thực phẩm nên máy trộn phải làm bằng chất liệu an toàn, đạt các tiêu chuẩn vệ sinh như GMP, ISO,….

Máy trộn được sử dụng trong ngành thực phẩm thường là: 

  • Máy trộn ngang: Dùng trong cơ sở sản xuất bánh, thực phẩm dạng bột, sữa bột, thức ăn chăn nuôi,…
  • Máy trộn thùng quay: Dùng trong chế biến thức ăn công nghiệp, nông sản, bánh mỳ,…
  • Máy trộn nước: Dùng trong các cơ sở sản xuất nước uống có gas, nước giải khát,…

Máy trộn thức ăn chăn nuôi

Máy trộn bột (hay còn gọi là máy đảo) là thiết bị chuyên dụng, được thiết kế đặc biệt để phục vụ cho việc sản xuất thức ăn gia súc. Tương tự như máy trộn thực phẩm, máy trộn bột cũng sở hữu nhiều chế độ trộn khác nhau và có thể đáp ứng được nhu cầu phối trộn số lượng lớn các loại bột khô, bột ướt, trộn thực phẩm, trộn cám làm thức ăn chăn nuôi.

san-pham-thuong-duoc-trang-bi-nhieu-dau-tron-khac-nhau-carno

Máy trộn bột thường được trang bị nhiều đầu trộn khác nhau

Máy trộn hóa mỹ phẩm

Máy trộn hóa mỹ phẩm thường được dùng để trộn các loại hương liệu, hóa chất, phụ gia,…. Do phải tiếp xúc trực tiếp với nhiều hợp chất hóa học khác nhau nên các bộ phận của máy trộn hóa mỹ phẩm phải được thiết kế bền bỉ với tiêu chuẩn chất lượng cao và có khả năng chống mài mòn, ngăn ngừa gỉ sét tốt.

Máy trộn được dùng trong ngành hóa mỹ phẩm thường là máy trộn lập phương hoặc máy trộn ngang.

Máy trộn ngành xây dựng

Trong ngành xây dựng, máy trộn thường được dùng để trộn bê tông, phục vụ cho quá trình thi công. So với việc trộn bê tông truyền thống thì phương pháp dùng máy trộn sẽ giúp tiết kiệm nguyên vật liệu, thời gian và nâng cao năng suất đáng kể.

Ngoài ra, khi trộn bằng máy, các nguyên vật liệu (xi măng, nước, sỏi, cát,…) được nhào trộn trong môi trường kín nên sẽ hạn chế tối đa tình trang sủi bọt khí, giúp nâng cao chất lượng thành phẩm bê tông. Một số loại máy trộn bê tông phổ biến hiện nay có thể kể đến như: máy trộn cưỡng bức, máy trộn quả trám, máy trộn hình trụ,…

trong-nganh-xay-dung-may-tron-cong-nghiep-duoc-dung-de-tron-be-tong-carno

Trong ngành xây dựng, máy trộn công nghiệp được dùng để trộn bê tông

Ngoài các lĩnh vực trên, máy trộn còn được áp dụng trong nhiều ngành khác nhau như: y dược, nông nghiệp,… và đặc biệt là ngành chế biến, sản xuất nhựa. Các thông tin về khả năng ứng dụng của máy trộn đối với ngành nhựa sẽ được Carno đề cập cụ thể trong phần tiếp theo của bài viết.

4. Ứng dụng của máy trộn trong ngành nhựa

Trước khi đưa nhựa vào khuôn đúc, các hạt nhựa cần phải được nhào trộn với các chất phụ gia, phẩm màu,… để tăng độ bền và tính thẩm mỹ cho thành phẩm. Có thể nói “trộn nhựa” là một giai đoạn cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, màu sắc của sản phẩm. 

Tuy nhiên, nếu trộn nguyên liệu theo phương pháp thủ công thì sẽ tốn rất nhiều thời gian và khó đồng đều. Với sự trợ giúp của máy trộn nhựa, hiệu suất sản xuất sẽ được nâng cao, tiết kiệm nhân công, đồng thời giảm tỷ lệ sản phẩm lỗi xuống mức thấp nhất. 

san-pham-giup-tang-hieu-suat-va-chat-luong-thanh-pham-carno

Máy trộn nhựa giúp tăng hiệu suất và chất lượng thành phẩm

Nếu so với các dòng máy trộn bột, máy trộn thực phẩm thông thường khác thì máy trộn nhựa có công suất lớn hơn (có thể trộn 50kg – 5 tấn/mẻ). Ngoài ra, về kết cấu, máy trộn nhựa sở hữu thiết kế khá đơn giản, dễ dàng vệ sinh và không được trang bị nhiều loại đầu trộn như máy trộn bột.

Máy có thể hoạt động hoàn toàn tự động với độ chính xác cao. Hiện nay, trên thị trường có hai dạng máy trộn nhựa được sử dụng phổ biến đó là: máy trộn đứng và máy trộn ngang.

5. Carno – Địa chỉ cung cấp máy trộn nhựa chất lượng

Nếu đang hoạt động trong ngành nhựa và cần mua máy trộn chất lượng thì Carno chính là sự lựa chọn hàng đầu dành cho bạn. Với kinh nghiệm hơn 14 năm trong lĩnh vực sản xuất, phân phối thiết bị ngành nhựa, chúng tôi tự tin có đủ năng lực để cung cấp cho quý khách hàng những sản phẩm máy trộn nhựa tốt nhất.

Quyết định chọn Carno, bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích như:

  • Máy trộn chất lượng, bền bỉ, thiết kế thông minh, vận hành êm ái, cho phép nâng cao tỷ lệ trộn đạt mức 80- 95%.
  • Máy vận hành hoàn toàn tự động, giúp nâng cao năng suất 4-5 lần so với phương pháp trộn nhựa thủ công.
  • Giá cả cực kỳ cạnh tranh do được phân phối trực tiếp bởi Carno, không qua bất kỳ khâu trung gian nào.
  • Chế độ bảo hành và hỗ trợ sau bán chu đáo. Thời gian bảo hành 1 năm cùng với chính sách hỗ trợ kỹ thuật 24/7 trọn đời.
  • Hàng luôn có sẵn, đảm bảo mới 100%.
  • Đa dạng mẫu mã, công suất, phù hợp với nhiều quy mô doanh nghiệp.

Các dòng máy trộn nhựa tại Carno Việt Nam có chất lượng và độ bền cao

Hy vọng, qua bài viết trên, bạn đã hiểu hơn về nguyên lý vận hành và ứng dụng của các loại máy trộn công nghiệp hiện nay. Nếu bạn có nhu cầu mua máy trộn phục vụ cho ngành nhựa, hãy liên hệ ngay với Carno để được tư vấn miễn phí và tìm ra sản phẩm tối ưu nhất cho doanh nghiệp của mình.

CÔNG TY TNHH MACHINERY CARNO VIỆT NAM

Phone 02822459555

Hotline 0906769585 – 02822459444

Email Sale@carnovn.com

Kho miền Nam 135 Bưng Ông Thoàn, Phường Phú Hữu, Thành Phố Thủ Đức, TP. HCM

Kho miền Bắc Chợ Rồng Thôn Tống Xá – Xã Thanh Quang – Huyện Nam Sách – Tỉnh Hải Dương

Chi nhánh miền Bắc Số 7B, Ngõ 387, Đường Nguyễn Đức Thuận, Thị Trấn Trâu Quỳ, Huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here