Những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ 5-6 tuổi không nên bỏ qua

0
649

Giáo dục những kỹ năng sống cho trẻ nhỏ 5-6 tuổi tại nhà là một cuộc phiêu lưu đối với các bậc phụ huynh. Tại độ tuổi từ 5 đến 6 này, một thế giới hoàn toàn mới đang chờ đón đứa trẻ thông minh, giỏi giang và đầy tò mò của bạn bước vào. Thử thách của cha mẹ là tìm ra những bài học về kỹ năng sống cơ bản nhưng cần thiết nhất để trẻ phát triển một cách an toàn và có thể tự bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm tiềm ẩn trong thế giới đó.

viec-giao-duc-nhung-ky-nang-song-cho-tre-nho-5-6-tuoi-la-rat-quan-trong

Việc giáo dục những kỹ năng sống cho trẻ nhỏ 5-6 tuổi là rất quan trọng

1. Trẻ nhỏ từ 5 đến 6 tuổi nên được trang bị những kỹ năng sống gì?

Trong giai đoạn đầu đời, trẻ cần có những kỹ năng cơ bản để phục vụ và bảo vệ bản thân, bởi xã hội ngày càng phát triển cũng kéo theo nhiều nguy hiểm cho trẻ. Ngoài ra, không phải lúc nào cha mẹ cũng ở bên con nên việc dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non là vô cùng quan trọng.

Việc để trẻ nhỏ hiểu được và tiếp thu tốt các kỹ năng sống cũng là một thử thách đối với bố mẹ. Những kỹ năng này cần được giải thích cặn kẽ nhưng dễ hiểu bằng các phương pháp dạy trẻ mầm non phù hợp để trẻ nắm được ý nghĩa của mỗi kỹ năng, đồng thời giúp trẻ phát huy khả năng học hỏi, khám phá của trẻ. Khi dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi, cha mẹ không nên bỏ qua những kỹ năng cơ bản sau:

1.1. Ghi nhớ các thông tin cơ bản của bản thân và gia đình

Trong trường hợp trẻ đi lạc, sẽ có các thông tin cơ bản bé cần phải nhớ để mọi người có thể giúp liên lạc với gia đình, đó là: tên bé, địa chỉ nhà, số điện thoại và tên bố mẹ. Vì vậy, bố mẹ nên hướng dẫn bé ghi nhớ những thông tin này từ nhỏ và thường xuyên hỏi lại để kiểm tra con mình, tránh để bé bị quên. Hơn nữa, để giúp bé không bị hoang mang, phụ huynh nên dặn dò con không tiếp tục đi lung tung khi đã bị lạc mà hãy đứng yên một, bình tĩnh nhờ người lớn xung quanh gọi cho bố mẹ mình. Để cẩn thận hơn, bố mẹ có thể ghi thêm số điện thoại kèm địa chỉ nhà vào giấy ghi chú hoặc bất cứ vật dụng gì để bé có thể mang theo bên mình mọi lúc. Những điều này sẽ giúp cho bé trở nên tự tin hơn và tránh được trường hợp lúng túng, hoảng sợ.

ghi-nho-thong-tin-ve-ban-than-va-gia-dinh-la-nhung-dieu-can-phai-day-cho-tre-nho

Ghi nhớ thông tin về bản thân và gia đình là những điều cần phải dạy cho trẻ nhỏ

1.2. Dạy trẻ những điều cần chú ý khi ở nhà một mình

Phải luôn nhắc nhở con mình tuyệt đối không mở cửa cho bất cứ người lạ nào vào nhà ngoài bố mẹ, ông bà, anh chị ruột khi bé ở nhà một mình. Bởi ở độ tuổi này, trẻ em rất hiếu động và tò mò, dễ dàng bị người lạ dụ dỗ mở cửa và xảy ra bắt cóc, do đó, phụ huynh cần giải thích các trường hợp cho trẻ khi gặp phải người người lạ. Hãy dạy trẻ không được tự ý đi ra ngoài, đi một mình khi không có bố mẹ hay người thân bên cạnh, và ngoại trừ những người đó ra, nếu không có bố mẹ cho phép, không được làm theo hoặc nghe lời, nhận quà từ bất kỳ ai.

Ngoài ra, để trẻ ở nhà hay trong phòng một mình cũng tiềm ẩn những yếu tố nguy hiểm khó ngờ từ các vật dụng gia đình. Để đảm bảo an toàn cho bé, bố mẹ cũng phải dặn dò và hướng dẫn con cách sử dụng các thiết bị điện tử một cách an toàn như tivi, tủ lạnh. Đồng thời, thu gọn và để các vật dụng sắc nhọn, đồ nặng, hóa chất tránh xa khỏi tầm tay lẫn tầm mắt của bé và không cho phép bé được chạm vào.

Xem thêm:

phu-huynh-nen-day-tre-cac-ky-nang-khi-o-mot-minh-de-tre-duoc-an-toan

Phụ huynh nên dạy trẻ các kỹ năng khi ở một mình để trẻ được an toàn

1.3. Dạy kiến thức về giáo dục giới tính cho trẻ

Trẻ từ 5-6 tuổi đang ở trong một giai đoạn đặc biệt của tâm lý giới tính: thời kỳ nụ hoa tính dục. Nhiều phụ huynh vẫn cho rằng việc giáo dục giới tính cho bé ở độ tuổi này là quá sớm và không cần thiết. Tuy nhiên, nếu giáo dục trẻ nhỏ càng sớm, con bạn sẽ càng hiểu rõ và biết những gì nên làm và những gì không nên làm. Ngược lại, nếu giáo dục không đúng cách sẽ gây lệch lạc tâm lý và dễ khiến trẻ làm những việc không tốt với bản thân dựa trên những thông tin không chính xác. Việc trò chuyện và giúp cho bé phân biệt được những điểm khác nhau trên cơ thể của nam và nữ là bước đầu tiên để cha mẹ giáo dục con cái. Giáo dục không đầy đủ có thể dẫn đến nữ tính hoá các bé trai hoặc nam tính hoá các bé gái và sau đó là các hành vi biến thái tình dục …

Các bậc cha mẹ hãy cho trẻ tiếp xúc với những trò chơi và công việc phù hợp với giới tính của con mình. Khuyến khích trẻ chơi và làm việc cùng nhau, và chia sẻ về cảm giác của chúng sau các hoạt động. Thông qua đó, trẻ sẽ hiểu rõ hơn và phân biệt được đâu là hoạt động của nam và của nữ. Đối với những phụ huynh không biết cách truyền tải kiến thức về giáo dục giới tính cho con mình, có thể tìm đến các khóa học kỹ năng cho trẻ. Tại đây, việc giáo dục trẻ bằng các bài học được chuẩn bị kỹ càng sẽ hiệu quả và giúp trẻ tiếp thu tốt nhất.

giao-duc-gioi-tinh-cho-tre-nho-can-duoc-thuc-hien-cang-som-cang-tot

Giáo dục giới tính cho trẻ nhỏ cần được thực hiện càng sớm càng tốt

1.4. Kỹ năng tự vệ cơ bản, tránh bị xâm hại cơ thể

Vấn đề xâm hại ở trẻ nhỏ hiện nay là rất đáng báo động mà các vụ việc liên quan đến vấn đề này ngày càng diễn ra nhiều hơn với các mức độ nghiêm trọng khác nhau. Và để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra cho con em mình, các bậc cha mẹ phải chủ động hướng dẫn các em phải có ý thức tự bảo vệ mình. Cha mẹ nên cho con mặc đồ lót ngay từ nhỏ, đồng thời giải thích cho bé ý nghĩa của việc này, để bé biết và hiểu bộ phận sinh dục là những bộ phận của cơ thể cần được bảo vệ, không ai được phép chạm vào. Chỉ khi trẻ nhận thức được các hành động sai, cha mẹ mới có thể đánh thức kỹ năng tự vệ cơ bản của trẻ như hét lên, kêu gọi sự giúp đỡ của người khác,… Khuyến khích bố mẹ nên cho con em mình học các kỹ năng tự vệ bản thân từ các khóa học kỹ năng sống để trẻ có khả năng phản xạ và cách bảo vệ bản thân một cách bài bản và hiệu quả nhất.

1.5. Hướng dẫn trẻ cách đi đường an toàn

Trên những con đường đi cùng con, cha mẹ hãy luôn hướng dẫn con hiểu thế nào là chấp hành luật lệ giao thông: đi trên vỉa hè, đi đúng phần đường, cách đi khi có đèn xanh- đèn đỏ- đèn vàng,… Bên cạnh đó, cha mẹ hãy dạy con cách đi đứng nghiêm chỉnh, không chạy nhảy, đùa giỡn khi đi trên đường, cũng như tuyệt đối không tự ý sang đường một mình. Dù trẻ còn nhỏ và có thể qua đường một mình nhưng việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non không bao giờ là thừa. Vì trẻ con dễ dàng học theo cách làm của người lớn nên cha mẹ phải nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông và làm gương cho con.

cha-me-hay-day-con-cach-chap-hanh-giao-thong-qua-chinh-nhung-hoat-dong-thuong-ngay-cua-minh

Cha mẹ hãy dạy con cách chấp hành giao thông qua chính những hoạt động thường ngày của mình

2. Làm thế nào để giáo dục những kỹ năng sống cho trẻ nhỏ hiệu quả?

Giáo dục cho một đứa trẻ năm tuổi chắc chắn không phải là một điều dễ dàng, có lúc bạn sẽ mọi thứ đang diễn ra suôn sẻ cho đến khi khoảnh khắc tiếp theo xảy ra, là sự bùng nổ những thắc mắc, suy nghĩ của một đứa trẻ dành cho chúng ta! Và kinh nghiệm cho thấy, sẽ không có một bài học hay chương trình giảng dạy cụ thể là hoàn hảo đối với trẻ. Tất cả đều cần được chuẩn bị, tổng hợp từ các tài khuyên khác nhau, và áp dụng linh hoạt tùy thuộc vào từng tính cách của trẻ nhỏ. Nhưng có một số hướng dẫn cơ bản bạn có thể tham khảo để giáo dục con em mình được hiệu quả nhất:

tre-nho-5-6-tuoi-can-duoc-day-cac-ky-nang-song-thuong-xuyen

Trẻ nhỏ 5-6 tuổi cần được dạy các kỹ năng sống thường xuyên

Bước 1: Tìm hiểu tính cách, đặc trưng ở độ tuổi của trẻ để tìm ra những kỹ năng phù hợp và cần thiết dành cho chúng.

Bước 2: Tìm ra phương pháp dạy trẻ mầm non phù hợp để học cách dạy trẻ sao cho chính xác, tránh để trẻ hoang mang, tiếp thu sai kiến thức và dẫn đến các suy nghĩ lệch lạc khác.

Bước 3: Chọn thời gian cụ thể, thích hợp để truyền đạt kiến thức, kĩ năng cho trẻ, để trẻ tiếp thu tự nhiên, dễ nhớ, dễ hiểu và không bị cảm thấy, gò bó, áp lực.

Bước 4: Tìm hiểu và đăng ký các khóa học kỹ năng sống cho trẻ để trẻ được học hỏi nhiều hơn, tăng sự tự tin, khả năng giao tiếp, óc sáng tạo của trẻ khi được trải nghiệm kiến thức cùng mọi người.

Bước 5: Đặt mục tiêu dạy học cụ thể để theo dõi những kỹ năng, kiến thức của con mình. Những mục tiêu này nên được thay đổi thường xuyên để phù hợp với sự phát triển của trẻ.

Bước 6: Đừng quên đem lại những niềm vui cho con em mình, bao gồm các hoạt động như các chuyến đi thực tế, các cuộc dã ngoại cùng gia đình, bạn bè,… nhằm giúp trẻ thích nghi và hòa nhập với môi trường sống xung quanh.

Phụ huynh nào cũng mong muốn con mình luôn sống khỏe mạnh và hạnh phúc. Vì vậy, việc chuẩn bị trước cho con những kỹ năng sống cần thiết ở độ tuổi 5-6 dường như được xem là một điều quan trọng và bắt buộc. Đây là nền tảng để con trẻ có thể tự tin bước vào thế giới muôn màu mà chúng đang tò mò, muốn khám phá. Hãy để trẻ tự mình bước đi những bước nhỏ đầu tiên, để chúng tự phát triển và sống vui vẻ trong thế giới mà chúng mong muốn. Hi vọng bài viết này sẽ giúp phụ huynh tìm ra được những kỹ năng sống cần thiết để trang bị cho con em mình.

Xem thêm:

Nguồn tham khảo:

  • https://edu2review.com
  • https://camnanggiaoduc.org

___

Beto – Better together

Kênh chia sẻ kiến thức, kỹ năng và khoá học hữu ích cho con đường thành công của bạn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here