Phương pháp thuyết trình chuyên nghiệp trước đám đông

0
1159

Là một trong những kỹ năng mềm rất quan trọng không chỉ đối với sinh viên, người đi làm mà còn đối với cả các nhà lãnh đạo, đều phải thường xuyên thuyết trình, báo cáo trước nhiều người, phục vụ cho việc học cũng như là công việc.

Không phải ai cũng có khả năng thuyết trình tốt trước đám đông. Khi bạn thuyết trình trước một vài người bạn, điều này thật quá đơn giản, nhưng khi có quá nhiều người, bạn sẽ bị mất tập trung và lo lắng không biết rằng họ có đang nghe mình nói gì không. Nếu bạn đang gặp thực sự gặp phải vấn đề này, bạn có thể đăng ký tham gia các khóa học kỹ năng thuyết trình để cải thiện.

Và trong bài viết này, Beto sẽ mang đến cho bạn 6 bí quyết giúp bạn bỏ túi để rèn luyện kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp trước đám đông.

Xem thêm:

co-nhieu-phuong-phap-thuyet-trinh-de-thuyet-trinh-truoc-dam-dong-chuyen-nghiep

Có nhiều phương pháp thuyết trình để thuyết trình trước đám đông chuyên nghiệp

1. Tự tin

Tự tin là tiêu chí quan trọng nhất trong các kỹ năng thuyết trình. Chỉ cần bạn không lo sợ, bạn không hồi hộp, thì bạn sẽ không bị quên “bài” giữa chừng và lúng túng, đồng thời giúp bạn điều khiển bài thuyết trình theo ý muốn.

Bạn muốn luyện tập sự tự tin thì phải tập tập thật nhiều lần trước khi thuyết trình chính thức. Hãy đứng trước gương và thuyết trình thử. Bạn tập đi tập lại, sau đó quay video để xem lại bản thân có cần điều chỉnh hoặc thay đổi gì không. Hoặc là bạn có thể xin góp ý và học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè.

Khi thuyết trình trước đám đông, nhất định phải bình tĩnh và hít thở sâu. Bạn cũng đừng nghĩ rằng mọi người sẽ cười cợt hay phớt lờ bài thuyết trình của bạn, vì điều đó sẽ khiến cho sự sợ hãi, hồi hộp lấn át tâm trí và rồi bạn sẽ quên hết những gì mình đã chuẩn bị. Thay vào đó, hãy tự tin lên và chú tâm vào những gì bạn muốn trình bày.

tu-tin-la-ky-nang-quan-trong-nhat-de-thuyet-trinh-chuyen-nghiep

Tự tin là kỹ năng quan trọng nhất để thuyết trình chuyên nghiệp

2. Khả năng diễn đạt tốt

Khả năng diễn đạt một cách lưu loát sẽ giúp phần thuyết trình của bạn trở nên lôi cuốn và hấp dẫn người nghe. Lưu loát ở đây là trình bày trôi chảy, không bị vấp, không bị lúng túng, trình bày đúng và đủ vấn đề. Nếu người thuyết trình nói quá nhiều và không có trọng tâm, người nghe sẽ không nắm bắt được nội dung chính. Vậy, cần làm thế nào để nâng cao kỹ năng diễn đạt?

Bạn cần tăng cường vốn từ vựng của mình, và phải biến hóa cách diễn đạt sao cho đa dạng hơn bằng cách đọc nhiều sách, báo,…Chính nhờ điều này, sẽ giúp bạn có thể đưa ra các ví dụ minh họa từ sách báo, từ kiến thức thực tiễn xã hội để các thông tin mà bạn nói là đáng tin cậy.

Hãy thường xuyên rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua một phương pháp khá đơn giản, đó là nói và ghi âm, sau đó tự nghe lại để tự mình kiểm chứng khả năng diễn đạt của bản thân. Việc lắng nghe có thể giúp bạn phát hiện ra thông tin nào bị thừa, thông tin nào cần thay đổi hoặc bị thiếu thông tin để có thể bổ sung.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đăng ký một khóa học kỹ năng hùng biện đến từ đội ngũ Beto để có thêm một môi trường luyện tập, không chỉ học hỏi từ các chuyên gia mà còn bỏ túi thêm nhiều mẹo hay để cải thiện năng lực thuyết trình trước đám đông.

dien-dat-tot-va-de-hieu-giup-truyen-dat-noi-dung-thuyet-trinh-hieu-qua-nhat

Diễn đạt tốt và dễ hiểu giúp truyền đạt nội dung thuyết trình hiệu quả nhất

3. Chuẩn bị kỹ và chọn lọc nội dung bài thuyết trình

Một sai lầm khá phổ biến đối với nhiều người, đó là khi chuẩn bị thông tin cho bài thuyết trình thì họ nghĩ rằng tất cả các thông tin đều quan trọng và đều muốn đưa hết vào bài thuyết trình. Điều này sẽ khiến cho phần trình bài của bạn lan man, người nghe sẽ không hiểu nội dung chính bạn muốn nói là gì.

Hãy nghiên cứu thật kỹ đề tài thuyết trình, phải hiểu đúng đề bài trước đã, sau đó lập một danh sách các nội dung cần trình bày, sắp xếp theo mức độ quan trọng, đâu là nội dung chính, loại bỏ thông tin ít quan trọng hơn và phải nắm bắt rõ, hiểu rõ những nội dung mình đã chọn để bản thân không bị lúng túng nếu như có ai đó đặt câu hỏi ngược lại mình.

Đây là một trong những kỹ năng cơ bản nhất để quyết định sự tự tin của bạn, khi bạn đã nắm rõ những điều mà mình muốn nói, bạn sẽ tự tin hơn rất nhiều với một chủ đề mà bạn không hiểu.

chon-loc-nhung-noi-dung-that-su-quan-trong-de-dem-vao-bai-thuyet-trinh

Chọn lọc những nội dung thật sự quan trọng để đem vào bài thuyết trình

4. Thuyết phục người nghe

Muốn thuyết phục người nghe thì cần làm cho họ tin tưởng thông qua lời nói. Người thuyết trình cần có bằng chứng thực tế và đáng tin cậy, đưa ra lý lẽ cụ thể và có căn cứ để giải thích vấn đề thì mới thuyết phục được.

Nếu bạn muốn người nghe đồng ý hoặc chấp nhận quan điểm mà mình đưa ra, bạn phải tin vào điều mình nói trước đã. Hãy nắm vững và thông thạo các thông tin, lưu trữ nguồn của các dữ liệu thu thập được và phải là các nguồn uy tín, để khi phản biện với khán giả, bạn sẽ không bị rơi vào thế “bí”.

Kỹ năng này không phải là một kỹ năng khó, nhưng nó cũng không đơn giản, vì ngoài việc tìm kiếm nguồn dữ liệu, bạn phải biết cách sắp xếp lập luận, đưa ra những câu từ sắc bén để đối phương có niềm tin là bạn đang nói đúng. Bạn có thể rèn luyện kỹ năng này thông qua việc đăng ký khóa học kỹ năng thuyết phục để cải thiện kỹ năng thuyết phục của mình.

thuyet-phuc-khan-gia-bang-nhung-lap-luan-co-can-cu-va-dang-tin-cay

Thuyết phục khán giả bằng những lập luận có căn cứ và đáng tin cậy

5. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Ngoài nội dung trình bày, nét mặt và ngôn ngữ cơ thể cũng khá quan trọng trong việc gây ấn tượng với người nghe. Thông thường, khi thuyết trình, bạn hay tập trung vào việc truyền tải nội dung đến người nghe mà quên mất rằng nếu không pha thêm chút biểu cảm hoặc ngôn ngữ hình thể sẽ khiến bài thuyết trình trở nên nhàm chán và buồn ngủ.

Bạn có thể luyện tập bằng cách đứng trước gương và luyện nói để kiểm soát nét mặt. Hãy theo dõi nét mặt và điều chỉnh nó để diễn đạt phù hợp với nội dung bài thuyết trình và cố gắng luyện tập thường xuyên để hình thành thói quen. Ngôn ngữ cơ thể là tốt, nhưng nên nhớ đừng khua tay múa chân quá nhiều, sẽ bị phản tác dụng và khiến khá giả thấy khó chịu.

Ngoài ra, chú ý điều chỉnh tầm nhìn của bạn trong khi thuyết trình. Hãy nhớ rằng, đừng bao giờ chỉ nhìn một hướng cố định, mà bạn cần phải trải rộng tầm mắt của mình đến nhiều khu vực, vừa tạo được sự tương tác với tất cả, vừa tạo thiện cảm cho mọi người. Điều này sẽ giúp người nghe nào chưa tập trung, họ sẽ tập trung hơn khi ánh mắt bạn nhìn về phía họ.

ngon-ngu-co-the-giup-phan-trinh-bay-sinh-dong-va-thu-hut-hon

Ngôn ngữ cơ thể giúp phần trình bày sinh động và thu hút hơn

6. Kiểm soát ngữ điệu, cường điệu giọng nói

Xuyên suốt bài thuyết trình mà bạn chỉ sử dụng 1 tone giọng sẽ khiến người nghe thấy nhàm chán. Thay vào đó, hãy nhấn nhá, ngắt câu, lên giọng hoặc xuống giọng vào những vấn đề chính. Việc cường điệu giọng nói lên sẽ khiến khán giả tập trung hơn, lắng nghe xem mình nói đến đâu, đồng thời, nhận ra đâu là điều quan trọng trong bài phát biểu.

Nên nhớ rằng, không nên lạm dụng việc cường điệu giọng, khi phát âm phải rõ ràng và nói to để người nghe có thể hiểu được bạn được bạn đang nói gì đồng thời hạn chế việc “ừm”, “ờ”. Để thực hành kỹ năng này, bạn nên nghe nhiều các bài phát biểu của diễn giả nổi tiếng hoặc tham gia khóa học kỹ năng thuyết trình ấn tượng.

cuong-dieu-giong-noi-de-nhan-manh-nhung-thong-tin-quan-trong

Cường điệu giọng nói để nhấn mạnh những thông tin quan trọng

7. Tương tác với người nghe

Hầu hết với các buổi thuyết trình, người nói thì chỉ nói còn người nghe thì chỉ nghe, dẫn đến việc tương tác một chiều và làm giảm hiệu quả giá trị mà bạn muốn truyền tải thông qua bài thuyết trình. Để khắc phục điều này, hãy tương tác nhiều hơn với khán giả bằng cách đặt câu hỏi cho họ, để họ tham gia tranh luận và trình bày quan điểm của họ.

Khi khán giả tham gia vào bài thuyết trình, họ sẽ hứng thú và bị thu hút bởi cách dẫn dắt của bạn, sau đó cũng sẽ tập trung vào bài thuyết trình hơn nữa.

tuong-tac-voi-nguoi-nghe-de-bai-thuyet-trinh-bot-nham-chan-va-co-gia-tri-hon

Tương tác với người nghe để bài thuyết trình bớt nhàm chán và có giá trị hơn

Tóm lại, để học kỹ năng nói trước đám đông, bạn cần phải nỗ lực thật nhiều trong việc luyện tập thường xuyên, càng thuyết trình nhiều bạn sẽ quen dần và không còn sợ đám đông nữa, bên cạnh đó, hãy bổ trợ những kỹ năng mà Beto đã gợi ý cho bạn, đến một lúc nào đó bạn cũng có thể trở thành một diễn giả xuất sắc.

Xem thêm:

Nguồn: edu2review.com

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here