Thước Panme và cách sử dụng thước Panme hiệu quả

0
3061
Thước Panme là một trong những thiết bị kiểm tra tính chính xác phổ biến trong ngành công nghiệp và cơ khí nói riêng. Vậy thước Pamme có những đặc điểm gì? Cách sử dụng thươc Panme như thế nào?Và bảo quản thước ra sao? Hãy tham khảo bài viết sau đây của công cụ dụng cụ nhé!

1. Thước Panme

Thước Panme

Panme là dụng cụ đo chính xác và tính vạn năng kém (phải chế tạo từng loại panme đo ngoài, đo trong, đo sâu) phạm vi đo hẹp (trong khoảng 25 mm).

– Panme có nhiều cỡ: 0 – 25 mm, 25 – 50 mm, 50 – 75 mm, 75 – 100 mm, 100 – 125 mm, 125 – 150 mm…

– Có rất nhiều kiểu panme, phổ thông nhất vẫn là những dòng sản phẩm của Mitutoyo

– Có nhiều cấp độ chính xác và độ phân giải khác nhau. Hiện nay trên thị trường đã có Panme độ phân giải 4 số lẻ (0.0001mm)

– Đơn vị hiển thị thường là mm hoặc inch

Cấu tạo và đặc điểm của thước Panme:

Cấu tạo và đặc điểm thước Panme

  • Đầu đo tĩnh (anvil)
  • Đầu đo di động (spindle)
  • Vít hãm/ chốt khóa (lock)
  • Thước chính (sleeve)
  • Thước phụ (thimble)
  • Núm vặn/ tay xoay (ratchet knob)
  • Khung (frame)

Phân loại:

  • Theo công dụng:

Panme đo kích thước ngoài (Outsite Micrometer)

Panme đo kích thước trong (Insite Micrometer)

Panme đo chiều sâu (Depth Micrometer)

  • Theo bước ren:

Trục ren có bước ren 1 mm, ống di động (thước phụ) có thang chia vòng được chia thành 100 phần. Ưu điểm: Dễ đọc số đo, nhưng thân lớn, nặng, thô (ngày nay ít dùng).

Trục ren có bước ren 0.5 mm, thang chia vòng của thước động chia ra 50 phần.

2. Cách sử dụng thước Panme

  • Kiểm tra trước khi đo:

+ Kiểm tra bề mặt ngoài: Kiểm tra xem panme có bị mòn hay sứt mẻ gì không. Đặc biệt nếu đầu đo bị mòn hay sứt mẻ thì kết quả đo sẽ không chính xác.

+ Kiểm tra xem các bộ phận có chuyển động trơn tru hay không, kiểm tra xem spin doll xem có chuyển động trơn tru hay không.

+ Vệ sinh bề mặt đo

+ Kiểm tra điểm 0: Trước khi đo phải kiểm tra điểm 0. Nếu điểm 0 bị lệch thì dù có đo chính xác cũng không cho kết quả đo chính xác:

– Đối với panme từ 0-25mm ta cho tiếp xúc trực tiếp 2 bề mặt đo. Kiểm tra điểm 0

– Đối với panme từ 25-50,… thì ta dùng block gauge tương ứng để kiểm tra điểm 0

– Trước khi đo cần kiểm tra xem panme có chính xác không

  • Cách đọc chỉ số đo

Cạch đọc chỉ số đo thước Panme

+ Khi đo xem vạch “0” của du xích ở vào vị trí nào của thước chính ta đọc được phần nguyên của kích thước ở trên thước chính

+ Xem vạch nào của du xích trùng với vạch của thước chính ta đọc được phần lẻ của kích thước theo vạch đó của du xích (tại phần trùng nhau)

+ Khi đo dựa vào mép thước động ta đọc được số “mm” và nửa “mm”. của kích thước ở trên thước chính.

+ Dựa vào vạch chuẩn trên thước chính ta đọc được phần trăm “mm” trên thước

+ Trước khi đo cần kiểm tra xem panme có chính xác không.

+ Khi đo tay trái cầm panme, tay phải vặn cho đầu đo đến gần tiếp xúc thì vặn núm vặn cho đầu đo tiếp xúc với vật đúng áp lực đo

+ Phải giữ cho đường tâm của 2 mỏ đo trùng với kích thước cần đo.

+ Trường hợp phải lấy panme ra khỏi vị trí đo thì vặn đai ốc hãm (cần hãm) để cố định đầu đo động trước khi lấy panme ra khỏi vật đo.

Cách đọc chỉ số đo thước Panme

  • Điều chỉnh về điểm 0

Điểm 0 là điểm rất quan trọng khi đo, nó quyết định tính chính xác của phương pháp đo. Trong trường hợp điểm 0 bị lệch ta tiến hành điều chỉnh điểm 0 như sau:

+ Trường hợp điểm 0 bị lệch lên trên: 

– Cố định spin doll bằng chốt khóa

– Dùng dụng cụ xoay để xoay giá trị bị lệch

– Kiểm tra lại xem điểm 0 đã ăn khớp hay chưa

– Nếu điểm 0 vẫn bị lệch tiến hành làm lại từ đầu

+ Trường hợp điểm 0 bị lệch xuống dưới: 

 – Cố định spin doll bằng chốt khóa

– Dùng dụng cụ xoay để xoay giá trị bị lệch

– Kiểm tra lại xem điểm 0 đã ăn khớp hay chưa

– Nếu điểm 0 vẫn bị lệch tiến hành làm lại từ đầu

3. Cách bảo quản thước Panme

– Không được dùng thước để đo khi vật đang quay.

– Không đo các mặt thô, bẩn.

– Không ép mạnh hai mỏ đo vào vật đo.

– Cần hạn chế việc lấy thước ra khỏi vật đo rồi mới đọc trị số đo.

– Thước đo xong phải đặt đúng vị trí ở trong hộp, không đặt thước chồng lên các dụng cụ khác hoặc đặt các dụng cụ khác chồng lên thước.

Luôn giữ thước đo không bị bụi bẩn bám vào thước

– Luôn giữ cho thước không bị bụi bẩn bám vào thước, nhất là bụi đá mài, phoi gang, dung dịch tưới.

– Hàng ngày hết ca làm việc phải lau chùi thước bằng giẻ sạch và bôi dầu mở.

Trên đây là tổng hợp những thông tin về thước Panme và cách sử dụng thước Panme sẽ rất có ích cho các bạn. Chúc các bạn sẽ sử dụng thước Panme có hiệu quả !

Công Cụ -Dụng Cụ Chuyên trang thông tin và hướng dẫn sử dụng các loại công cụ dụng cụ. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng truy cập website: www.congcu-dungcu.com. Liên lạc với chúng tôi: ads.goha@gmail.com

Tổng hợp

Tham khảo thêm các bài viết:

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here