Tìm hiểu về thiết bị bảo vệ mạng điện an toàn cho người sử dụng

0
141

Sự cố hồ quang là hiện tượng thường xuyên xảy ra trong hệ thống điện. Nguyên nhân thường là do tiếp xúc kém giữa dây dẫn điện bị đứt, gãy hoặc các thiết bị cũ hư hỏng. Tình trạng này có thể gây ra các vụ hoả hoạn rất nghiêm trọng.

Do đó để phòng tránh tai nạn, phần lớn các hệ thống điện hiện tại đều lắp đặt thêm thiết bị bảo vệ mạng điện. Vậy thiết bị này là gì và có tác dụng ra sao trong hệ thống điện? Hãy cùng CHINT Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Bài viết liên quan: 

Cần có thiết bị bảo vệ mạng điện để tránh quá trình phóng điện

Cần có thiết bị bảo vệ mạng điện để tránh quá trình phóng điện
(Nguồn: Stock)

1. Thiết bị bảo vệ mạng điện AFDD là gì?

AFDD (Arc Fault Detection Devices) là một loại thiết bị bảo vệ mạng điện phát hiện hồ quang thường được lắp đặt trong các tủ điện gia đình hoặc công trình công nghiệp. Mục đích chính là nhằm ngăn chặn và phòng tránh các rủi ro về điện do sự cố phóng hồ quang gây ra. 

So với các thiết bị bảo vệ khác trong mạch điện, AFDD được thiết kế cực kỳ nhạy cảm với các hiện tượng phóng điện hồ quang. Do đó, thiết bị sẽ ngay lập tức ngắt mạch điện ngay khi phát hiện sự cố trước khi xảy ra thiệt hại nghiêm trọng trong hệ thống điện. Việc này giảm thiểu tối đa các rủi ro như hoả hoạn, cháy nổ do phóng hồ quang, đảm bảo an toàn cho cả người và tài sản. 

AFDD là một loại thiết bị bảo vệ mạng điện phát hiện hồ quang

AFDD là một loại thiết bị bảo vệ mạng điện phát hiện hồ quang
(Nguồn: CHINT Việt Nam)

2. Hiểu về sự cố hồ quang

2.1 Sự cố hồ quang là gì?

Hồ quang là hiện tượng phóng điện giữa hai hoặc nhiều phần tử dẫn điện khác nhau. Hiện tượng phóng điện này tạo ra rất nhiều nhiệt, với nhiệt độ có thể lên tới 60000 C tại vị trí bùng phát hồ quang, từ đó phá hủy mạch điện.

Trong phần lớn trường hợp, hiện tượng hồ quang xảy ra do dòng điện đánh thủng lớp cách điện giữa hai phần tử dẫn điện. Sự cố này cũng phụ thuộc nhiều vào cường độ dòng điện tại vị trí xảy ra sự cố trong mạng điện. Với cường độ dòng điện nhỏ, sự cố hồ quang sẽ yếu cũng như thời gian tồn tại thấp hơn.

Sự cố bùng phát hồ quang là một hiện tượng nguy hiểm và có thể gây ra thiệt hại vật chất cũng như thương tích cho con người. Chính vì thế, việc thiết kế và vận hành các thiết bị bảo vệ mạng điện đảm bảo an toàn, ngăn ngừa sự cố hồ quang là rất quan trọng. 

 thiết bị bảo vệ mạng điện phát hiện sự cố hồ quang

Sự cố hồ quang xảy ra do dòng điện đánh thủng lớp cách điện giữa hai phần tử dẫn điện
(Nguồn: Stock)

2.2 Các loại sự cố hồ quang

Sự cố hồ quang với đất

Dạng sự cố này còn có tên gọi là sự cố chạm đất, xảy ra khi một hay nhiều phần tử đang dẫn điện chạm vào đất. Điều này dẫn đến có dòng điện ngắn mạch về phía đất. Sự cố này thường xảy ra do vỏ cách điện của dây dẫn điện bị hư hỏng.

Để khắc phục sự cố hồ quang với đất, bạn cần kiểm tra và thay thế các vỏ cách điện bị hư hỏng trên dây dẫn điện, hoặc sử dụng các thiết bị bảo vệ điện như thiết bị cách ly và thiết bị ngắt mạch để giảm thiểu nguy cơ sự cố tối đa.

Sự cố hồ quang song song

Đây là sự cố xảy ra do hai pha của mạng điện bị ngắn mạch, hoặc đôi khi có thể do ngắn mạch pha và đất. Sự cố hồ quang song song xảy ra khi vỏ cách điện của dây dẫn hai pha bị hư hỏng và có vật liệu dẫn điện giữa hai pha hoặc do tác động làm hai pha chạm nhau. Một trường hợp khác là do ốc siết giữa các thanh đồng busbar bị lỏng dẫn đến các thanh đồng busbar chạm nhau.

Đây là một trong những sự cố điện cực kỳ nguy hiểm và có thể gây ra cháy nổ nghiêm trọng. Để giảm thiểu nguy cơ này, người dùng cần thực hiện các biện pháp bảo vệ điện hiệu quả. Các biện pháp khuyên dùng bao gồm kiểm tra và thay thế các vỏ cách điện bị hư hỏng trên dây dẫn điện, đảm bảo các thanh busbar được cách điện tốt và không chạm nhau và sử dụng các thiết bị điện bảo vệ. Các biện pháp này không chỉ giúp giảm thiểu nguy cơ sự cố hồ quang song song mà còn đảm bảo an toàn cho hệ thống điện và bảo vệ tính mạng cũng như tài sản của người dùng.

Sự cố hồ quang nối tiếp

Sự cố này xảy ra giữa tải và hệ thống truyền dẫn điện do kết nối không tốt. Nó cũng có thể xảy ra do dây dẫn chưa được siết chặt vào nguồn điện. Điều này dẫn đến điện trở tại vị trí tiếp xúc tăng cao dẫn đến hiện tượng phóng điện. Nhằm hạn chế sự cố hồ quang nối tiếp xảy ra, bạn cần phải siết chặt dây dẫn vào nguồn điện, thường xuyên kiểm tra và bảo trì dây dẫn hoặc lắp đặt thiết bị bảo vệ mạng điện.

3. So sánh giữa các thiết bị bảo vệ sự cố điện

Hiện nay, có rất nhiều thiết bị bảo vệ mạch điện, trong đó phổ biến nhất ta có thể thấy là các thiết bị bảo vệ chống dòng rò RCCB hay RCBO hoặc thiết bị dùng để bảo vệ ngắn mạch quá tải MCB (hay áp-tô-mát).

Mỗi thiết bị bảo vệ này có các đặc điểm tính năng giúp bảo vệ hệ thống điện khỏi các sự cố như hồ quang, quá dòng hay ngắn mạch một cách hiệu quả. Trong các tủ điện dân dụng, MCB sẽ được lắp nối tiếp với RCCB hoặc RCBO để bảo vệ toàn diện mạng điện với phần lớn các sự cố. 

Tuy nhiên, cách sử dụng của chúng có thể khác nhau do quá trình lắp đặt. Một trong những khác biệt đáng chú ý là MCB không bảo vệ mạch điện khỏi sự cố hồ quang với đất, trong khi RCCB và RCBO lại có thể. Do đó hai thiết bị này cũng trở thành các thiết bị bảo vệ an toàn hơn trong một số trường hợp. Các thiết bị bảo vệ mạng điện này cũng có sự khác biệt về ứng dụng. MCB thường được sử dụng trong cả ngành công nghiệp và dân dụng, trong khi RCCB và RCBO chỉ được sử dụng trong các mạch điện gia đình.

Điểm khác biệt của các thiết bị này so với thiết bị phát hiện hồ quang AFDD là các thiết bị này chỉ có thể bảo vệ mạng điện trong sự cố hồ quang với đất chứ không có khả năng bảo vệ toàn diện như AFDD.

So sánh giữa các thiết bị bảo vệ mạng điện

So sánh giữa các thiết bị bảo vệ mạng điện
(Nguồn: CHINT Việt Nam)

4. Tại sao phải dùng thiết bị phát hiện hồ quang AFDD?

Như bạn đã biết, AFDD có khả năng phát hiện hồ quang, được sử dụng để giảm thiểu tối ta hoả hoạn do sự cố này xảy ra. Thiết bị bảo vệ mạng điện AFDD được lắp đặt ở những nơi quan trọng, hạn chế tối đa các rủi ro hỏa hoạn do sự cố điện gây ra như: khách sạn, bệnh viện, nhà nghỉ, các khu vực đông người và đồ đạc cá nhân. 

Thông thường các đồ đạc cá nhân dễ dàng bắt lửa dẫn đến sự cố hỏa hoạn nghiêm trọng. Vì vậy nhằm ngăn chặn rủi ro tối đa, thiết bị phát hiện hồ quang thường được lắp đặt ở các vị trí này.

thiết bị bảo vệ mạng điện đảm bảo an toàn cho gia đình

Cần sử dụng thiết bị AFDD để Bảo vệ mạng điện hiệu quả
(Nguồn: Stock)

5. Thiết bị phát hiện hồ quang CHINT AFDD – NB3LE & NB4LE

NB3LE & NB4LE là thiết bị phát hiện hồ quang của CHINT được thiết kế và áp dụng công nghệ độc quyền nhằm phát hiện sự cố hồ quang một cách nhanh và chính xác nhất. Thiết bị bảo vệ mạng điện này sẽ lập tức thực hiện cô lập nguồn điện nếu như phát hiện sự cố hồ quang xảy ra.

Với thiết kế nhỏ gọn giúp dễ dàng lắp đặt với nhiều hệ thống điện khác nhau. Bên cạnh đó, AFDD có ưu điểm nổi bật với cảnh báo thông minh khi phát hiện cách chính xác các sự cố điện do hư hỏng trên vỏ dây dẫn gây ra.

Thiết bị bảo vệ mạng điện của CHINT dễ dàng phát hiện sự cố trong hệ thống điện

Thiết bị phát hiện hồ quang của CHINT được thiết kế với hệ thống báo động thông minh giúp dễ dàng nhận diện chính xác các lỗi đang xảy ra trong hệ thống
(Nguồn: CHINT Việt Nam)

Thiết bị phát hiện hồ quang AFDD là thiết bị bảo vệ mạng điện cần thiết trong hệ thống điện. Với thiết bị này, các rủi ro do điện sẽ được giảm thiểu ở mức tối đa. Ngoài ra, nếu bạn đang tìm kiếm một thiết bị giúp bảo vệ mạch điện hiệu quả thì đừng ngần ngại tham khảo  thiết bị phát hiện hồ quang NB3LE & NB4LE của CHINT. Sản phẩm của chúng tôi đảm bảo chất lượng cao, uy tín, hỗ trợ bảo vệ mạch điện hiệu quả.

Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi CHINT Việt Nam

———————————

CHINT VIETNAM – Văn phòng đại diện chính thức của Tập Đoàn CHINT tại Việt Nam.

Hotline: 033.258.7777

Wesbite: chintglobal.vn

Email: service.vn@chintglobal.com

Địa chỉ: Tòa nhà Sonatus – Số 15 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here