Marketing là lĩnh vực rất rộng, vì có nhiều bộ phận vậy nên nhân viên marketing cũng rất đa dạng: nhân viên chiến lược marketing, nhân viên sáng tạo, nhân viên PR, nhân viên tổ chức sự kiện, copywriter… Mỗi vị trí đều cần những nhân viên có tố chất và kinh nghiệm riêng. Đôi lúc các nhà tuyển dụng cũng rất mơ hồ, không biết phải tuyển dụng nhân viên marketing như thế nào. Bài viết sau đây xin phân tích những tố chất mà một người làm marketing cần có.
Tuyển dụng nhân viên marketing
Bộ phận marketing có nhiều vị trí khác nhau:
– Nhân viên chiến lược marketing (strategy): khả năng phân tích, suy luận logic, khả năng phán đoán, sự sáng tạo…
– Nhân viên PR: khả năng giao tiếp, sự nhạy cảm, khả năng truyền đạt, khả năng thuyết phục…
– Nhân viên tổ chức sự kiện: năng động, nhanh nhạy, khả năng xử lý và giải quyết vấn đề tức thời, khả năng làm việc tập thể…
– Nhân viên sáng tạo (creative): có thể không cần bằng cấp, nhưng phải có cá tính, thậm chí hơi khác người.
– Giám đốc marketing: ngoài những kỹ năng tổng hợp cần thiết cho các vị trí marketing, giám đốc marketing còn phải là người có khả năng nhìn nhận vấn đề một cách tổng quát và đặc biệt phải có một khả năng không liên quan đến marketing – cân đối nguồn ngân sách hiện có với chiến lược marketing thực thi.
Thông thường khi có nhu cầu về tuyển dụng marketing, các nhà tuyển dụng thường áp dụng nhiều phương thức như: thi trắc nghiệm, thi chuyên môn, thi ngoại ngữ, phỏng vấn trực tiếp… Tuy nhiên với vị trí marketing, phỏng vấn chính là phương thức phổ biến nhất để tìm hiểu và xác định các tố chất tiềm năng của ứng viên.
Tuyển dụng marketing theo nhiều phương thức
Vì thế, để một ứng viên marketing có thể được lựa chọn sẽ có từ ba đến bốn cuộc phỏng vấn trực tiếp được thực hiện. Tùy vào vị trí tuyển dụng, sẽ có những cuộc nói chuyện với HR manager (Giám đốc nhân sự), PR manager, Strategy manager (Giám đốc chiến lược)… với những “chặng” phổ biến:
Vòng 1: Tìm hiểu chung về ứng viên, kinh nghiệm, kỹ năng cơ bản…
Vòng 2: Đi sâu tìm hiểu những khả năng thích ứng với từng công việc.
Vòng 3: Khảo sát tính cách ứng viên, đối chiếu với môi trường làm việc của doanh nghiệp.
Mỗi buổi phỏng vấn là một cuộc nói chuyện hoàn toàn khác nhau.
Đặc biệt là tuyển nhân viên truyền thông, nhân viên marketing, ứng viên khó có thể lường trước những tình huống sẽ đặt ra cho mình là gì. Với yêu cầu về tính sáng tạo, tư duy logic được đặt lên hàng đầu, buổi phỏng vấn nhân viên marketing thường được mở đường một cách ngẫu nhiên với những câu hỏi khá bâng quơ, chẳng hạn như: Bạn xem cái rèm cửa kia có hợp với căn phòng không? Cái cà vạt của tôi đã thích hợp với cái áo chưa? Bạn thấy bình hoa này như thế nào?…
Tất cả đều rất bất ngờ để bắt đầu cho một cuộc nói chuyện suôn sẻ và cởi mở. Sẽ ít có không khí nặng nề khi phỏng vấn ứng viên marketing, vì hơn tất cả những vị trí khác, nhà tuyển dụng mong muốn ứng viên bộc lộ càng nhiều càng tốt và như thế họ sẽ dễ dàng khai thác được những tố chất cần có cho công việc sau này.
Và một dẫn chứng nữa, tình huống đặt ra cho vị trí PR, nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi khá bất ngờ: Nếu được làm một con vật hay một loài cây, bạn sẽ chọn gì? Yêu cầu chung và thiết yếu của nhân viên PR là khả năng giao tiếp và làm việc với cộng đồng. Với lựa chọn làm con kiến, H.N đã làm hội đồng phỏng vấn bất ngờ nhưng thật sự bị thuyết phục. Không phải là hổ hay sư tử – những con vật biểu trưng cho sự thống trị nhưng không phải là tố chất cần thiết của PR, mà là kiến, con vật tuy nhỏ nhưng luôn đi kèm với nó là cả một đàn – hình ảnh của một cộng đồng thường xuyên giao tiếp và làm việc cùng nhau.
Nhân viên marketing thường xuyên giao tiếp và làm việc cùng nhau
Những câu trả lời nhạy bén và logic như trên luôn là điều mà các nhà tuyển dụng mong muốn và quyết định sự thành công của việc tuyển dụng nhân viên marketing trong cuộc phỏng vấn.
Xem thêm các chủ đề khác