Gamification Marketing và xu hướng “game hóa” toàn cầu

0
599

Chơi trò chơi là một hoạt động phổ biến trong cuộc sống nhiều người, và hẳn ai cũng từng chơi game. Dựa trên yếu tố tương tác, tạo hứng thú và gắn kết với người chơi, xu hướng gamify hay game hóa toàn cầu dần trở nên phổ biến. Trong đó, marketing gamification là một hoạt động phổ biến do đây là lĩnh vực có nhu cầu thu hút, tương tác với công chúng, khách hàng nhiều nhất.

Bài viết liên quan: 

Gamify ngày càng trở thành một chiến lược marketing hiệu quả. Cùng Woay tìm hiểu lý do vì sao qua bài viết

1. Những con số biết nói về xu hướng marketing gamification

1.1 Dự đoán tăng trưởng gamify trên Thế giới

Theo Báo cáo từ Mordor Intelligence, thị trường game hóa (hay gamify) đã đạt giá trị 10.19 triệu đô vào năm 2020 và dự kiến có thể tăng đến gấp ba lần vào năm 2026. Con số này chứng minh sức hút to lớn của các hoạt động game hóa trong các chiến lược hoạt động, kinh doanh hiện nay.

Thị phần ngành gamify, phân loại theo nhóm người tiêu dùng

Điển hình trong mua sắm và bán lẻ, marketing gamification của lĩnh vực này chiếm thị phần cao nhất (18%) với các hoạt động trò chơi thu hút người tiêu dùng từ offline tại các điểm bán, quầy hàng đến các ứng dụng mua sắm trực tuyến. Game hóa xuất hiện từ giai đoạn trước khi mua hàng đến hậu mãi, kích thích lòng trung thành của các khách hàng.

Theo sau bán lẻ chính là lĩnh vực tài chính, ngân hàng – Một lĩnh vực có bước đi lớn với các hình thức chuyển đổi số, giao dịch một chạm (dấu vân tay), thanh toán trực tuyến,…với thị phần 10%. Các lĩnh vực ứng dụng game hóa khác là: sức khỏe, giáo dục và nghiên cứu, IT và viễn thông,…

Statista dự đoán Việt Nam và các quốc gia châu Á khác sẽ có thị trường gamification tăng trưởng đến 27% trong vòng 3 năm (Gamification value 2016 – 2021), trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Dựa trên sự phổ biến của thương mại điện tử, mức độ tiếp nhận của người tiêu dùng và nhu cầu phát triển thị phần của các tập đoàn. 

Trong đó, Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia tiên phong trong việc thiết kế trải nghiệm, nâng cao hiệu quả của gamify. Theo sau là các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam,…

1.2 Các lĩnh vực có hoạt động marketing game hóa nhộn nhịp tại Việt Nam

Dưới sự phát triển của công nghệ thông tin và xu hướng sử dụng các thiết bị điện tử ngày càng nhiều, game hóa được thiết kế và phát triển ngày càng tiện dụng cho các doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp có thể từng bước game hóa các hành trình mua sắm của người tiêu dùng.

Các hoạt động gamify online đã nhen nhóm và trở thành cơn sốt tại Việt Nam do đại dịch Covid-19, khi các thiết bị điện tử như điện thoại, ipad, máy tính trở thành một phần tất yếu và chiếm nhiều thời gian nhất trong cuộc sống của mọi người.

Dần dần, chơi game nhận thưởng đã trở thành thói quen giải trí của người tiêu dùng. Đây chính là điều kiện để các hoạt động marketing gamification ngày càng nhộn nhịp tại Việt Nam. Các hoạt động game hóa điển hình nhất thường đến từ các lĩnh vực có nền tảng ứng dụng, website trực tuyến như:

Lĩnh vực thương mại điện tử, bán lẻ

Cơn bùng nổ của game hóa trên nền tảng trực tuyến bắt đầu từ xu hướng gamification marketing của các ứng dụng e-commerce Trung Quốc như Alipay, Taobao của Alibaba và Pinduoduo đã thành công trong việc thúc đẩy khách hàng thanh toán và tái mua hàng nhiều lần trên ứng dụng. Tại Việt Nam, các ông lớn thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada, Tiki, Sendo,… cũng không ngừng tung ra các trò chơi thú vị và phần thưởng hấp dẫn người tiêu dùng. 

Điển hình có thể kể đến Shopee với tính năng Shopee Game, có các trò chơi: 

  • Game bắn bóng
  • Game nông trại 
  • Game gắp thú
  • Game đập kẹo

Giao đập kẹo có diện bắt mắt, dễ thương với hơi hướng của trò chơi  Candy Crush Saga nổi tiếng

Phần thưởng chơi game chính là xu thanh toán, voucher từ các shop giúp kích thích mua hàng trên ứng dụng

Các hoạt động này được đưa ra nhằm thú vị hóa quá trình lướt xem sản phẩm và tạo cảm giác thoải mái, hưng phấn khi thực hiện thanh toán, nhờ đó giảm được tình trạng “thêm vào giỏ hàng” và không hoàn tất thanh toán. Đây là vấn đề nghiêm trọng mà nhiều sàn thương mại điện tử gặp phải.

Lĩnh vực tài chính

Các ứng dụng tài chính mới hiện nay như Momo, Moca, ShopeePay, VNpay, ZaloPay,… đều thúc đẩy các hoạt động tăng sự gắn kết với người dùng, khiến các khách hàng của mình có nhiều lý do mở ứng dụng mỗi ngày để trải nghiệm một hoạt động hoặc nhận được một ưu đãi nào đó. 

Lắc Xì chính là trò chơi game hóa trong marketing thành công nhất tính đến hiện nay của một ứng dụng tài chính

Momo chính là một trong những cái tên thành công trong việc thu hút khách hàng truy cập ứng dụng nhiều hơn nhu cầu thuần túy (như để chuyển tiền) với các ý tưởng gamification marketing sáng tạo. Nổi tiếng với chiến dịch Lắc xì vào dịp Tết hằng năm Momo không chỉ dừng lại ở đó, từ nửa cuối năm 2021 đến nay, ứng dụng này đã cho ra mắt nhiều trò chơi thu hút như:

  • Thành phố MoMo: Giải đố xây thành phố mới
  • Giải đố phá đảo mùa hè 2022
  • Bật mí “bí mật” chuyện tiền không ngủ
  • Máy quay thưởng MoMo

Nông trại Shopee được đánh giá có yếu tố gây nghiện với cách chơi, các nhiệm vụ mới và giải thưởng liên tục cập nhật

Đây cũng là thách thức với các ngân hàng truyền thống nếu không đuổi kịp tốc độ phát triển nền tảng số, các yếu tố giúp thu hút và tăng lượng nhóm khách hàng, người tiêu dùng ngày càng trẻ trung, năng động như hiện nay. 

Lĩnh vực giáo dục

Mặc dù thuật ngữ gamification chỉ được đề cập đến gần đây nhưng các hoạt động game hóa giúp tăng tương tác giữa các giáo viên đã được ứng dụng trong lớp học từ rất lâu về trước. Các trò chơi tương tác giúp cải thiện không khí lớp học thường thấy là:

  • Trò chơi câu hỏi ngắn để ôn tập kiến thức;
  • Trò chơi giải đố, ô số/chữ;
  • Trò chơi mô phỏng, nhập vai;

Trong khoảng thời gian giãn cách do đại dịch Covid-19, khi học sinh không thể đến lớp để trực tiếp tương tác, học tập đã đặt ra bài toán mới cho các thầy cô: Làm thế nào để biến tiết học qua chiếc màn hình trở nên hấp dẫn, dễ hiểu và dễ ghi nhớ hơn? Và gamify chính là giải pháp cho một tiết học sinh động, mang đến hiệu quả tiếp thu tốt.

Kahoot là một nền tảng trò chơi trắc nghiệm được ứng dụng nhiều trong môi trường giáo dục

2. Chiến dịch marketing gamification – những điều bạn cần biết để thành công

2.1 Mục đích của ứng dụng “game” vào các hoạt động marketing

Hầu hết các chiến dịch ứng dụng game hóa vào marketing đều được nghiên cứu dựa trên xu hướng, hành vi của khách hàng trong một lĩnh vực cụ thể để từ đó đưa các các hoạt động thích hợp, vào đúng thời điểm. 

Các hoạt động game hóa này đều nhắm đến các mục đích cơ bản như: 

  • Tăng thời lượng truy cập và sử dụng ứng dụng, gian hàng

Tăng thời lượng truy cập của user trên ứng dụng sẽ tạo cơ hội để bạn có thêm thời gian thuyết phục khách hàng ra quyết định mua sắm, biến việc truy cập ứng dụng trở thành thói quen và thương hiệu sẽ trở thành một top-of-mind trong mắt khách hàng. 

Trong khi đó, các hoạt động làm tăng thời gian trải nghiệm tại cửa hàng thực tế như vòng quay may mắn, rút thăm hay hiện đại hơn là các trò chơi thực tế ảo ngay tại cửa hàng (như Nike làm) cũng sẽ làm tăng mức độ yêu thích của khách hàng với thương hiệu.

  • Thu hút khách hàng mới và cũ tham gia để làm tăng sự gắn kết giữa thương hiệu và khách hàng

Marketing bằng trò chơi với bản đồ kho báu hấp dẫn, hay một chiếc đồng hồ đếm ngược đến khuyến mãi có thể là điểm neo khiến người dùng mới dừng chân tại website và cửa hàng của bạn. Họ có thể chơi thử, cũng có thể hứng thú với phần quà, hoặc thậm chí là lướt xem gian hàng của bạn.

Vậy còn khách hàng cũ thì sao? Họ có thể đã từng mua hàng, cũng có thể đã từng theo dõi nhưng thương hiệu của bạn đã dần bị họ quên lãng. Một hoạt động trò chơi nho nhỏ, với các phần quà như: sản phẩm (có thể là một sản phẩm phụ mà bạn bán) hoặc voucher, kết hợp với các hoạt động tiếp cận khác sẽ giúp khách hàng “nhớ mặt” bạn khi họ có nhu cầu!

Các chủ đề chính cho mọi hoạt động marketing gamification mà Woay có thể giúp bạn triển khai

  • Tăng mức độ nhận diện và thiện cảm với thương hiệu 

Các hoạt động, trò chơi game hóa hay minigame chính là một “lý do” để bạn thúc đẩy các hoạt động truyền thông và kích thích người tham gia nhiều hơn. Với mỗi phần quà hấp dẫn đến tay người chơi, bạn nhận được “điểm cộng” thương hiệu trong không chỉ đối với người nhận quà mà còn là các người chơi còn lại.

  • Tạo động lực kích thích doanh số

Các voucher mua sắm, đổi xu, tích điểm đổi quà chính là chiến thuật kích thích các khách hàng tương lai của bạn nhanh chóng mua sắm và ra quyết định thanh toán sản phẩm. 

Ví dụ một khách hàng A đang dừng chân tại gian hàng của bạn (vì họ có nhu cầu xem/mua sản phẩm), vậy thì một chiếc voucher xx% hay một phần quà tặng kèm cho đơn hàng chính là động lực để họ mua sắm ngay tại thời điểm chương trình diễn ra.

2.2 Động lực tâm lý của người dùng trong hoạt động gamification

Để hiểu được lý do thành công của các hoạt động gamify, chúng ta không thể bỏ qua các yếu tố tâm lý làm động lực phía sau mỗi hành vi của con người. Các nhà phát triển, thiết kế game cho thương hiệu đã dựa trên các đặc điểm tâm lý sau:

  • Niềm vui, cảm xúc tích cực đến từ thành tựu: các trò chơi đơn giản với các thành tựu nhỏ và quà tặng giúp mang đến niềm vui cho người tiêu dùng.
  • Một khía cạnh của kết nối với xã hội: các hoạt động này tạo cơ hội cho người dùng tham gia vào nhiều hơn các hoạt động xã hội, trải nghiệm với bạn bè và người lạ. Yếu tố này được khơi gợi từ các nhu cầu cơ bản nhất của một con người.
  • Tính “cạnh tranh: các hoạt động minigame có yếu tố xếp hạng, đạt được huy hiệu, cấp bậc nào đó có thể thích thích tính hiếu thắng trong mỗi người, và thôi thúc họ tham gia để đạt được.

Các trò chơi game hóa được thiết kế dựa trên các mong muốn, động lực cơ bản của não bộ con người

2.3 Ưu – nhược của chiến lược marketing gamification

Ưu điểm của các chiến lược game hóa

  • Một chiến lược trò chơi với nội dung chỉn chu, phần quà hấp dẫn và có các tương tác tốt từ thương hiệu, cũng như các người chơi khác sẽ giúp bạn xây dựng được “brand love” với tệp công chúng của mình.
  • Ngoài ra, hoạt động này còn giúp doanh nghiệp có được thông tin và số liệu khách hàng một cách thân thiện nhất (lấy thông tin để trao quà, đăng ký để tham gia,..) thay cho một số hoạt động push marketing – vốn gây nhiều sự “chán ghét” đối với người tiêu dùng hiện nay.

Nhược điểm của các chiến lược gamification

  • Phải thực sự hiểu khách hàng của mình nghiên cứu kỹ mong muốn, hành vi để thiết kế nội dung tương tác hiệu quả, kèm với hệ thống giải thưởng, tích điểm và quà tặng hợp lý để người tiêu dùng quan tâm và tham gia. 
  • Nếu hoạt động marketing có ứng dụng gamify không được nâng cấp và thay đổi kịp xu hướng có thể nhanh chóng bị nhàm chán. Lý do là vì: các doanh nghiệp hiện nay ai cũng muốn tạo ra các hoạt động để thu hút sự quan tâm của công chúng.

Bắt đầu chiến dịch game hóa cho thương hiệu của bạn với Woay!

Có thể thấy, marketing gamification là một chiến lược đáng để các doanh nghiệp và thương hiệu cân nhắc thực thi. Mọi người dùng đều sẵn sàng tham gia, chỉ cần họ có động lực. Và thương hiệu hoàn toàn có thể là nhân tố kích thích, khơi gợi động lực ấy, giúp họ “nhanh chóng tham gia để nhận được phần quà” và đồng thời giúp bạn đạt được mục tiêu truyền thông, bán hàng của mình.

Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi Woay

Woay – Nền tảng ứng dụng Gamification Marketing

Địa chỉ: Lầu 7. Tòa nhà Minh Long, 17 Bà Huyện Thanh Quan, phường 6, quận 3.

Hotline: 089 888 4169

Email: support@woay.vn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here