Mẹ đừng xem thường những vết cắn của kiến lửa đỏ

0
5665
Mẹ đừng xem thường những vết cắn của kiến lửa đỏ

Kiến lửa đỏ được biết đến đốt rất đau, gây ngứa ngáy dữ dội và thường để lại mụn mủ trên da. Nọc độc của chúng càng nguy hiểm hơn đối với làn da của trẻ. Đặc biệt, một số trẻ có thể bị dị ứng với vết kiến căn khiến tính trạng trở nên càng trầm trọng. Cho nên mẹ đừng xem thường những vết cắn này và chuẩn bị sẵn sàng thuốc trị côn trùng cắn để có thể sử dụng ngay cho bé trong cả trường hợp kiến cắn nhé!

>> Thuốc trị muỗi đốt cho bé

Mẹ đừng xem thường những vết cắn của kiến lửa đỏ

Kiến đỏ gây ra vết đốt đau, gây ngứa dữ dội và để lại mụn mủ trên da

1. Triệu trứng vết kiến lửa đỏ cắn

Kiến lửa rất nhiều ở nước ta, vết đốt của kiến lửa không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng cảm giác nhói buốt dai dẳng thật sự là một điều rất kinh khủng. Các vết cắn bị sưng đỏ, đau nhức, ngứa ngáy khiến trẻ gãi dẫn đến trầy da và viêm nhiễm. Nếu vết cắn bị rộp thì không được chọc vỡ mà phải lấy miếng gạc đặt nhẹ lên vì nếu vết rộp vỡ có thể dẫn tới nhiễm trùng. Để tránh tình trạng vết cắn ngứa khiến bé gãi gây viêm nhiễm, mẹ hãy sử dụng ngay thuốc trị côn trùng cắn cho bé. Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng những sản phẩm thuốc trị muỗi đốt cho bé trong những trường hợp vết thương không quá nghiêm trọng để chống viêm và giảm sưng cho vết cắn.

Mẹ đừng xem thường những vết cắn của kiến lửa đỏ

Các vết cắn bị sưng đỏ, đau nhức, ngứa ngáy khiến trẻ gãi dẫn đến trầy da và viêm nhiễm

2. Tình trạng nguy hiểm

Nọc của một số loài kiến lửa có thể gây ra những triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, thở gấp hay sốc…, phụ thuộc vào hệ miễn dịch của người bị đốt. Các phản ứng dị ứng hoặc sốc phản vệ như:

  • Nổi mề đay, ngứa, sưng ở những vùng da khác ngoài chỗ kiến đốt.
  • Buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy.
  • Cảm giác thắt ở ngực và khó thở.
  • Sưng họng, lưỡi và môi, hoặc khó nuốt.
  • Sốc do quá mẫn xảy ra trong hầu hết các trường hợp nghiêm trọng, có thể dẫn đến chóng mặt, ngất và ngưng tim nếu không được xử lý kịp thời.

Mẹ đừng xem thường những vết cắn của kiến lửa đỏ

Nọc độc kiến gây ra các phản ứng dị ứng hoặc sốc phản vệ nguy hiểm

>> Remos IB của Rohto

3. Điều trị khi bị kiến cắn

Trong mọi trường hợp, sau khi bị kiến cắn, bạn cần đưa bé ra xa tổ kiến và chăm sóc bé theo các bước sau đây:

Bước 1: Rửa vùng da bị cắn dưới xà phòng và nước

Bước 2: Chườm đá vào vùng bị cắn. Bôi thuốc trị côn trùng cắn cho bé với tác dụng kháng viêm, chống ngứa, kháng khuẩn, mau chóng phục hồi da như ban đầu.

Bước 3: Quan sát các phản ứng có thể xảy ra sau khi bị kiến cắn bao gồm: Sưng đỏ nhiều và ngứa, buồn nôn, chóng mặt, khó thở. Nếu các dấu hiệu này xuất hiện thì bạn cần đưa bé đi đến cơ sở y tế để khám ngay.

Mẹ đừng xem thường những vết cắn của kiến lửa đỏ

Sưng đỏ nhiều và ngứa, buồn nôn, chóng mặt, khó thở là các dấu hiệu nguy hiểm

Để phòng bé bị kiến cắn, bạn nên giáo dục cho bé biết phải tránh xa những nơi có kiến, luôn trông chừng khi bé chơi đùa, dọn dẹp vệ sinh nhà cửa thường xuyên để phát hiện, tiêu diệt các ổ kiến trong nhà, đặc biệt là những nơi bé thường sinh hoạt vui chơi, đồng thời phải lưu ý kiểm tra và giặt giũ chăn, ga, gối, đệm nơi bé ngủ.

Làn da khỏe mạnh giúp bé luôn vui vẻ và thoải mái, mẹ hãy chú ý những kiến thức trên để bảo vệ bé khỏi tổn thương bởi nọc độc của kiến lửa mẹ nhé!

Những vấn đề đang được quan tâm:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here