5 cách nhanh chóng và dễ dàng để chốt sales và tăng kỹ năng bán hàng

0
602

Đội ngũ bán hàng trong 1 doanh nghiệp luôn giữ một vai trò quan trọng, cần được trau dồi các kỹ năng cần thiết giúp doanh thu đạt được các con số kỳ vọng. Để có được những kỹ năng sales thật tốt, thì việc tham gia khóa học kỹ năng bán hàng được giảng dạy bởi các chuyên gia đầu ngành sẽ giúp bổ sung kiến thức thực tế cho các cá nhân đang mong muốn rèn luyện, học hỏi kỹ năng bán hàng.

Xem thêm:
tim-hieu-cac-khoa-hoc-ky-nang-ban-hang-giup-chot-sales-hieu-qua-nhat

Hãy cùng tìm hiểu các khóa học kỹ năng bán hàng giúp xây dựng kỹ năng chốt sales hiệu quả nhất

1. Định nghĩa về kỹ năng bán hàng

Khi mới bước chân vào nghề thì mỗi nhân viên bán hàng đều được trải qua một quá trình rèn luyện, học tập một cách chuyên nghiệp để hiểu rõ các bản chất và khía cạnh của kỹ năng bán hàng. Chúng ta có thể định nghĩa một cách đơn giản nhất thì bán hàng là bạn thuyết phục người khác mua hoặc sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình.

Trong thời đại công nghệ hóa, hiện đại hóa, ngoài phương thức bán hàng truyền thống như tư vấn trực tiếp tại của cửa hàng thì chúng ta có thể tư vấn online qua điện thoại, Email, mạng xã hội,… và chốt sales trực tiếp trên các kênh online. Một lời khuyên để cải thiện kỹ năng là tham gia khóa học kinh doanh online TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng… trên các trang khóa học uy tín hiện nay.

Có thể hiểu kỹ năng bán hàng là phương pháp, thủ thuật để bạn có thể nắm bắt tâm lý khách hàng và đưa ra phương án phù hợp để thuyết phục họ mua hoặc sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn. Xa hơn, một người có kỹ năng bán hàng tốt là khi người ấy có thể tiếp cận khách hàng ngay từ khi họ còn chưa hiểu rõ về công ty, sản phẩm cũng như dịch vụ của bạn.

Với khóa học kỹ năng bán hàng cùng đề tài “Bộ kỹ năng bán hàng và CSKH chuyên nghiệp” sẽ rất phù hợp dành cho các bạn mới bắt đầu bán hàng. Khóa học sẽ cung cấp cho các bạn những kết thức nền tảng như cách phát triển kỹ năng tìm kiếm và tiếp cận với khách hàng tiềm năng, nhận diện thấu đáo các lời từ chối,… Qua đó có thể trau dồi, cũng như phát triển hơn về kỹ năng bán hàng của mình.

de-nam-bat-ro-ky-nang-ban-hang-la-mot-qua-trinh-day-no-luc

Để nắm bắt rõ kỹ năng bán hàng là một quá trình đầy nỗ lực

2. Kỹ năng bán hàng quan trọng như thế nào?

Bản chất của kỹ năng bán hàng chính là sự phối hợp hiệu quả các kỹ năng giao tiếp với khách hàng, thuyết phục cũng như đàm phán. Một nhân viên bán hàng có khả năng giao tiếp, thuyết phục tốt sẽ là người tạo được ấn tượng đẹp đối với khách hàng, biết lắng nghe và thấu hiểu họ như một người bạn đang chia sẻ những thông tin bổ ích.

Chính việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp tốt, bạn sẽ thuyết phục, dẫn dắt tâm lý khách hàng theo chiến lược bán hàng của bạn và giúp họ tin tưởng để mua, sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Từ đó, kỹ năng đàm phán cũng sẽ trở nên thành thạo, giúp bạn có thể thương lượng và giúp bạn ký kết hợp đồng với khách hàng nhanh chóng.

Nhìn chung tất cả các doanh nghiệp thất bại vì họ không thể bán sản phẩm cũng như dịch vụ của họ một cách hiệu quả, với số lượng đủ lớn và một cái giá đủ cao để họ có thể sống sót trong thị trường.

Chính vì vậy, tầm quan trọng của kỹ năng bán hàng đối với mỗi người nhân viên là vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Xây dựng kỹ năng bán hàng vững chắc không những giúp bạn có được những khách hàng tiềm năng, thân thiết mà còn từ đó tạo dựng mối quan hệ tốt và lâu dài với họ.

Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề trên, một khóa học kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp bằng phương pháp NLP sẽ giúp cho những người mới bắt đầu có những trải nghiệm chuyên sâu hơn trong lĩnh vực bán hàng. Khóa học sẽ giúp cho các bạn hiểu hơn về bản thân và người khác đồng thời giúp bạn phát huy những tố chất tiềm ẩn của mình.

nhan-vien-co-ky-nang-ban-hang-la-dieu-quan-trong-doi-voi-doanh-nghiep

Nhân viên có kỹ năng bán hàng bài bản là điều quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

3. Làm sao để nâng cấp khả năng chốt sales?

Tất cả các phương pháp giúp nâng cấp khả năng chốt sales đều hướng tới việc thấu hiểu rõ tâm lý khách hàng. Đây là một điều vô cùng khó và cần phải trải qua quá trình học tập cũng như thực hành thực tế để thuần thục được các phương pháp trên. Do đó, khóa học nắm bắt tâm lý khách hàng với chủ đề “30 tâm lý của khách hàng khi mua hàng” sẽ là kiến thức nền móng giúp chúng ta xây dựng nên kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp.

Hiện nay, kỹ năng bán hàng cốt lõi có 5 phương pháp phổ biến được rất nhiều doanh nghiệp phổ cập cho nhân viên của mình để giúp quá trình chốt sales khách hàng trở nên hiệu quả hơn.

3.1. SPIN Selling

Phương pháp này giúp bạn đặt ra câu hỏi đi thẳng vào vấn đề chính của cuộc đối thoại với khách hàng. Mỗi chữ cái trong cụm từ “S-P-I-N” đại diện cho 4 câu hỏi giúp bạn dễ dàng tìm ra nhu cầu của khách hàng tiềm năng và kết nối nhu cầu ấy với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

  • S – Situation Question (câu hỏi tình huống): Dùng để nắm bắt thông tin khách hàng, hiểu được tâm lý cuộc sống thường nhật của họ trước khi kết nối với sản phẩm.
  • P – Problem Question (câu hỏi vấn đề): Giúp chúng ta thăm dò những sự kiện thúc đẩy khách hàng tìm đến sự thay thế hay đổi mới.
  • I – Implication Question (câu hỏi ngụ ý): Thời điểm đặt ra câu hỏi này là lúc chúng ta đã bắt đầu đánh một đòn tâm lý vào khách hàng thông qua việc ngụ ý những khả năng có thể xảy ra đến với sự kiện khiến họ tìm đến sự thay thế, đổi mới. Qua đó, chúng ta có cơ hội gắn kết những điểm cốt lõi của sản phẩm với nhu cầu bức thiết của khách hàng
  • N – Need Payoff Question (câu hỏi định hướng): Hãy kết thúc cuộc đối thoại này bằng việc gián tiếp tiếp thị cũng như thúc đẩy khả năng mua hàng. Câu hỏi sẽ định hướng cho khách hàng thấy được những mặt tốt và lợi ích của giao dịch này với vấn đề của họ.
phuong-phap-spin-selling-phu-hop-voi-cac-dich-vu

Phương pháp SPIN Selling phù hợp với các dịch vụ cấp thiết cũng như dịch vụ liên quan đến giải pháp tài chính

3.2. Challenger Sale Model

Challenger Sale Model (Phương pháp bán hàng thách thức) được áp dụng để tiếp cận khách hàng và đưa ra giải pháp về vấn đề mà họ tìm kiếm.

Challenger Sale Model chia nhân viên bán hàng ra làm 5 phong cách: chăm chỉ, đơn độc, xây dựng mối quan hệ, tập trung giải quyết vấn đề và thách thức. Trong đó, những nhân viên bán hàng hiệu quả hơn khi sử dụng phong cách “thách thức”.

Phương pháp trên được xây dựng nên từ nền tảng tâm lý của mỗi người khách hàng, không phải ai cũng có thể hiểu rõ sản phẩm và có thể so sánh tính năng, lợi ích của sản phẩm ấy với nhiều mặt hàng khác. Họ thường sẽ thích được người khác chia sẻ những điều ấy như một kiến thức bổ ích, từ đó dẫn đến quyết định mua hàng.

phuong-phap-challenger-sale-model-duoc-ap-dung

Phương pháp Challenger Sale Model được áp dụng để tiếp cận khách hàng và đưa ra giải pháp về vấn đề mà họ tìm kiếm

3.3. Solution Selling

Solution Selling (bán giải pháp) được hiểu đúng theo tên gọi của nó là khi chúng ta nắm bắt được tâm lý khách hàng, hiểu được họ cần gì, từ đó làm nổi bật sản phẩm và thuyết phục họ sản phẩm này là giải pháp đúng đắn để phục vụ nhu cầu của họ.

Về cơ bản, để vận dụng phương pháp này hiệu quả chúng ta chỉ cần điều chỉnh lại cách trình bày sản phẩm, dịch vụ của mình với khách hàng. Phương pháp cũng được rất nhiều nhiên viên bán hàng chuyên nghiệp áp dụng để tăng khả năng chốt sales của mình.

Phương pháp này bao gồm 5 bước:

  • Chuẩn bị: Trước buổi gặp mặt đầu tiên, hãy tìm hiểu rõ vấn đề trọng tâm của khách hàng là gì.
  • Chẩn đoán: Đặt ra những câu hỏi vào trọng tâm của vấn đề và phát hiện ra những lỗ hổng trong vấn đề.
  • Thăm dò: Nhận định xem khách hàng của chúng ta có quan tâm đến những gì mà bạn đang cung cấp và có khả năng đưa ra quyết định hay không.
  • Kiến thức: Đưa ra những nội dung về lợi ích của sản phẩm.
  • Giải quyết: Giải thích cụ thể phương án của chúng ta để khách có được kết quả như mong muốn.
phuong-phap-solution-selling-giup-chung-ta-hieu-hon-ve-tam-ly-khach-hang

Phương pháp Solution Selling giúp chúng ta hiểu hơn về tâm lý khách hàng

3.4. Sandler Selling System

Sandler Selling System (Hệ thống bán hàng của Sandler) là phương pháp dựa trên mối quan hệ “có lợi cùng nhau” giữa nhân viên bán hàng và khách hàng trong quá trình giao dịch. Phương pháp này được áp dụng khi trong cuộc trao đổi nếu cảm thấy khách hàng không phù hợp thì nhân viên bán hàng sẽ bỏ qua thì vì cố gắng bán hàng bằng mọi cách.

Phương pháp trên được xây dựng bao gồm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn là một quá trình đòi hỏi sự cố gắng giữa nhân viên bán hàng và khách hàng tiềm năng:

  • Giai đoạn 1 – Xây dựng và duy trì mối quan hệ: Giai đoạn này chúng ta sẽ tập trung trở thành một người bạn, một người đồng hành với khách hàng và giúp họ giải quyết các vấn đề
  • Giai đoạn 2 – Chuẩn bị cơ hội: Nhận định rõ ràng sự phù hợp giữa giải pháp của chúng ta và vấn đề của khách hàng, bên cạnh đó là vấn đề tài chính và người đưa ra lựa chọn cuối cùng.
  • Giai đoạn 3 – Chốt giao dịch: Hành động then chốt này diễn ra khi quá trình đánh giá mức độ tiềm năng của khách hàng được thông qua. Nhân viên bán hàng sẽ thuyết phục được khách hàng dựa vào lòng tin vào kỳ vọng của họ có được nếu như chứng minh cho họ thấy đây là cộng tác cùng lợi.
phuong-phap-sandler-selling-system-dua-tren-moi-quan-he-co-loi-cung-nhau

Phương pháp Sandler Selling System là phương pháp dựa trên mối quan hệ “có lợi cùng nhau”

3.5. Conceptual Selling

Khách hàng sẵn sàng chi trả để nhận lại được giải pháp mà sản phẩm chúng ta mang đến chứ không phải là mua sản phẩm đó chính là triết lý nổi tiếng mà phương pháp Conceptual Selling (Phương pháp bán hàng dựa trên nhận thức của khách hàng) hướng đến.

Phương pháp này hướng những nhân viên bán hàng phải tìm hiểu, nhận biết rõ khách hàng tiềm năng của sản phẩm trước thông qua 5 câu hỏi sau:

  • Lấy thông tin: Xác nhận chính xác khách hàng họ cần gì thông qua các câu hỏi
  • Lấy ý kiến: Thăm dò xem khách hàng đã biết gì về sản phẩm của chúng ta cũng như những kỳ vọng mà họ muốn nhận được.
  • Thái độ: Nhận xét về khách hàng và sự quan tâm của họ tới vấn đề.
  • Cam kết: Tìm hiểu nỗ lực của khách hàng trong quá trình tìm giải pháp cho vấn đề.
  • Vấn đề cơ bản: Kiểm tra, tính toán về các khả năng có thể xảy ra ảnh hưởng đến quá trình giao dịch và mua hàng.
khach-hang-san-sang-chi-tra-cho-phuong-phap-conceptual-selling

Khách hàng sẵn sàng chi trả để nhận lại được giải pháp mà sản phẩm mang đến là triết lý của phương pháp Conceptual Selling

Với những thông tin trên, liệu có nên học khóa học bán hàng online không? Câu trả là Có. Trải nghiệm khóa học về bán hàng để phát triển nhanh các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc. Qua đó, bạn có thể sớm nâng cao khả năng chốt sales, cải thiện thu nhập cho bản thân.

Để bán được một sản phẩm, dịch vụ cũng như nắm được tâm lý khách hàng chưa bao giờ được xem là một việc đơn giản. Tất cả đều được học tập và rèn luyện để trau dồi kỹ năng và xây dựng nên những kinh nghiệm dày dặn. Thông qua bài viết này, hi vọng các bạn sẽ thấy được tầm quan trọng của việc học một khóa học kỹ năng bán hàng là như thế nào, để bạn có thể học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước.

Nguồn tham khảo:

  1. glints.com
  2. marketingai.admicro.vn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here