Hiểu về kỹ năng đàm phán trong kinh doanh

0
502

Bên cạnh những kiến thức nền tảng được trau dồi trong sách vở hay quá trình học tập tại trường lớp, việc tìm hiểu học kỹ năng mà đặc biệt là kỹ năng mềm là điểm then chốt để phát triển hơn giá trị bản thân. Một trong những từ khóa được quan tâm nhiều nhất, kỹ năng đàm phán trong kinh doanh luôn thuộc top đầu. Vậy lý do vì sao đặc tính này được cân nhắc và góp phần quan trọng trong sự nghiệp lẫn đời sống hằng ngày? Cùng tìm hiểu cụ thể hơn nhé!

hoc-ky-nang-ma-nhat-la-kha-nang-dam-phan-hieu-qua-se-mang-lai-nhieu-uu-the-trong-linh-vuc-kinh-doanh

Học kỹ năng mà nhất là khả năng đàm phán hiệu quả sẽ mang lại nhiều ưu thế trong lĩnh vực kinh doanh

1. Tầm quan trọng của kỹ năng đàm phán

Trong hàng loạt các khóa học kỹ năng mềm, vì sao khả năng đàm phán vững vàng, đạt hiệu quả lại được quan tâm và đánh giá rất cao? Trong thực tế cuộc sống, đây cũng là một yếu tố được ứng dụng rất phổ biến. Đặc biệt hơn cả, đối với kinh doanh, mỗi giai đoạn đều có thể là một cuộc chiến, cạnh tranh gay gắt. Tất cả đều hướng tới mục tiêu bán được nhiều sản phẩm nhất với giá tốt nhất.

Học kỹ năng đàm phán và vận dụng nhuần nhuyễn trong kinh doanh sẽ giúp nhân viên đạt được những mục tiêu cụ thể và tạo ra sự khác biệt. Đàm phán chốt hợp đồng và mua bán đúng giá, giúp giải quyết các xung đột trong doanh nghiệp, cân  bằng lợi ích đa phương. Bản chất của vấn đề Kỹ năng đàm phán đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của tất cả chúng ta.

dam-phan-thanh-cong-se-mo-ra-nhieu-co-hoi-tot-va-cung-co-hieu-qua-kinh-doanh-cua-cong-ty (2)

Đàm phán thành công sẽ mở ra nhiều cơ hội tốt và củng cố hiệu quả kinh doanh của công ty

2. Những lưu ý để tăng cường kỹ năng đàm phán hiệu quả

Bạn có thể đã bỏ kinh phí theo các khóa học kỹ năng đàm phán chuyên nghiệp hoặc đúc kết ra chiến lược riêng của bản thân qua trải nghiệm cuộc sống. Trên thực tế, không có một thước đo chính xác hay công thức cố định cho quá trình này. Quan trọng nhất là chúng ta nắm những lưu ý cơ bản để linh hoạt vận dụng nhằm tăng cường thêm kỹ năng đàm phán.

2.1. Định hướng tình hình và hiểu rõ mục tiêu

Đối với các cuộc đàm phán, việc hiểu rõ đối thủ và đối tác của bạn là vô cùng quan trọng.  Tình hình khách quan, bối cảnh xoay quanh sự việc như thế nào? Ai là người có lợi thế hơn hiện tại? Cần chú trọng theo hướng nào phát triển hơn tình huống hoặc giảm bớt rủi ro? Đó sẽ là một trong các câu hỏi mở giúp bạn nắm rõ hiện trạng. Hiểu rõ vấn đề sẽ là chìa khóa để tìm ra cách giải quyết phù hợp.

Sau tất cả, điều quan trọng nhất vẫn phải là xác định được mục tiêu. Đây sẽ là kim chỉ nam định hướng hành động cũng như thước đo để đánh giá hiệu quả toàn bộ công việc. Để tránh lãng phí thời gian, công sức của chính mình cũng như đối tác, hãy bình tĩnh nhìn lại tình hình và kiên định với mục tiêu đúng đắn trước khi bước vào cuộc đàm phán.

muc-tieu-se-la-kim-chi-nam-dinh-huong-hanh-dong-dung-muc-dich-cuoi-cung

Mục tiêu sẽ là kim chỉ nam định hướng hành động đúng mục đích cuối cùng

2.2. Chuẩn bị chu đáo và dự phòng đầy đủ 

Nếu bỏ qua bước chuẩn bị, bạn sẽ gặp rất nhiều rắc rối trong cuộc đàm phán. Đối với ngành nghề kinh tế nói chung, bạn cần hiểu rõ lập trường của mình và đối phương để xác định lợi ích của tất cả các bên trong cuộc đàm phán. Đưa ra những nhận định khách quan nhất để giúp tất cả các bên đạt được mục đích cuối cùng. Ngoài kế hoạch mỹ mãn nhất theo kỳ vọng, các phương án dự bị đa góc nhìn và kể cả hướng giải quyết trong tình huống xấu nhất cũng rất cần thiết.

chuan-bi-chu-dao-se-la-hanh-trang-vung-vang-giup-buoi-dam-phan-them-hieu-qua

Chuẩn bị chu đáo sẽ là hành trang vững vàng giúp buổi đàm phán thêm hiệu quả

2.3. Đàm phán cân đối quyền lợi, hợp tác win-win

Trên thực tế, không quan trọng là thắng hay thua trong một cuộc trao đổi. Quá trình đàm phán cốt yếu là hướng đến sự đồng thuận, cân đối quyền lợi và trách nhiệm giữa hai bên. Làm thế nào để bạn và đối thủ hoặc đồng nghiệp đều hài lòng và thống nhất chung phương hướng, đó mới là kết quả cuối cùng. Khóa học kỹ năng đàm phán thương lượng không chỉ có những nhà kinh tế học hoặc các doanh nhân thành đạt quan tâm, mà ngay trong các công ty đa quốc gia cũng mở rộng rèn luyện cho đa số nhân viên.

can-doi-quyen-loi-va-nghia-vu-doi-ben-la-muc-dich-chung-cua-tat-ca-cac-cuoc-dam-phan

Cân đối quyền lợi và nghĩa vụ đôi bên là mục đích chung của tất cả các cuộc đàm phán

2.4. Làm chủ tình hình và kiểm soát cảm xúc

Trong quá trình trao đổi hoặc cân nhắc, đôi khi sẽ thật khó để bản thân hoặc đối tác kiểm soát cảm xúc. Đây cũng chính là một trong những điểm lưu ý nhỏ nhưng rất then chốt đưa đến thương lượng thành công. Có thể bạn sẽ cảm thấy khó chịu hoặc không hài lòng, hoặc đang vô cùng lo lắng. Tuy nhiên, hãy cố gắng hết sức không thể hiện những cảm xúc này ra bên ngoài. Bởi lẽ, nếu không binh tình phía đối tác có thể nhanh chóng hiểu được điểm yếu và áp đặt thế khó khăn cho chính bạn. Học cách điều tiết cảm xúc của chính mình và cân nhắc những người khác khi trò chuyện cùng bạn ngay cả trong đời sống hằng ngày ngay hôm nay và ứng dụng hiệu quả trong những công việc kinh doanh quan trọng nhé.

nguoi-kiem-soat-tot-cam-xuc-se-giu-loi-the-tren-ban-thuong-luong-du-trong-tinh-huong-cang-thang-nhat

Người kiểm soát tốt cảm xúc sẽ giữ lợi thế trên bàn thương lượng dù trong tình huống căng thẳng nhất

2.5. Chủ động học hỏi từ đối tác và rút kinh nghiệm cho bản thân

Kỹ năng đàm phán, giống như bất kỳ kỹ năng nào khác, có thể được tích lũy và học hỏi trong thực tế hoặc qua trường lớp dạy học kỹ năng mềm. Thực tế rằng, không phải cuộc đàm phán nào cũng có thể có một kết thúc có hậu. Sự thất bại của cuộc đàm phán này không có nghĩa là sẽ không có cuộc đàm phán tiếp theo. Những chuyên gia kinh tế hàng đầu đã chia sẻ rằng: trước khi đạt được thành tựu hoặc được công nhận như hiện tại họ đều đã trải qua nhiều bài học xương máu. Việc chủ động đánh giá bản thân, rút kinh nghiệm và lưu ý những điểm hay hoặc vượt trội ở đối phương sẽ là viên gạch vững vàng củng cố vị trí của bạn trong tương lai.

chu-dong-hoc-hoi-kinh-nghiem-tu-doi-tac-de-tang-kha-nang-thuong-luong-thanh-cong-trong-tuong-lai

Chủ động học hỏi kinh nghiệm từ đối tác để tăng khả năng thương lượng thành công trong tương lai

3. Ảnh hưởng văn hóa của phong cách đàm phán trong kinh doanh

Các cuộc đàm phán sẽ đổ vỡ trong nhiều trường hợp do sự khác biệt về quan điểm và không thể dung hòa được lợi ích của cả hai bên. Có rất nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan để đôi bên cùng đi đến thống nhất cuối cùng. Còn tùy thuộc vào người mà bạn đang sắp trao đổi là ai, đến từ quốc gia nào hoặc thuộc doanh nghiệp định hướng như thế nào… cũng sẽ góp phần lớn tạo nên không khí làm việc. Nếu bạn đang làm trong một môi trường đa quốc gia hoặc đang thử sức với những cuộc thương lượng với người nước ngoài, hãy lưu ý và cẩn trọng trước sự ảnh hưởng của văn hóa.

yeu-to-van-hoa-cung-la-dieu-can-luu-y-neu-ban-sap-tham-gia-vao-buoi-dam-phan-voi-nguoi-ngoai-quoc

Yếu tố văn hóa cũng là điều cần lưu ý nếu bạn sắp tham gia vào buổi đàm phán với người ngoại quốc

Tất cả chúng ta, kể cả đã là một chủ doanh nghiệp cực kỳ thành công hoặc đang là một bạn sinh viên đang từng bước phấn đấu trong sự nghiệp thì cũng đều cần đẩy mạnh kỹ năng đàm phán. Hiện tại có rất nhiều cơ sở uy tín hỗ trợ đào tạo học kỹ năng mềm  rất đa dạng. Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu. Nếu đang quan tâm và mong muốn phát triển hơn bản thân và hướng đến nhiều thành tựu rực rỡ, đừng quên tìm hiểu để trở thành nhà đàm phán chuyên nghiệp cũng như đa dạng thêm tri thức của mình, bạn nhé!

Nguồn tham khảo

  • https://danhgiakhoahoc.com
  • https://edu2review.com

___

Beto – Better together

Kênh chia sẻ kiến thức, kỹ năng và khoá học hữu ích cho con đường thành công của bạn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here