Để trình bày tốt trước đám đông là một vấn đề, nhưng trình bày một các thuyết phục và hiệu quả trước các cổ đông quan trọng trong doanh nghiệp của bạn lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Kỹ năng thuyết trình là một trong những kỹ năng mềm quan trọng được nhiều người quan tâm vì nó giúp sẽ chúng ta đạt được những thành công trong công việc, cuộc sống.
Song, nhiều người vẫn luôn cảm thấy hồi hộp, sợ hãi khi nói trước đám đông Hãy cùng tìm hiểu các lý do phía bên dưới để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi “học kỹ năng thuyết trình để làm gì” và cùng nhau liệt kê những lưu ý có thể giúp bạn có được một buổi thuyết trình hiệu quả.
Xem thêm:
Kỹ năng thuyết trình là chìa khóa đạt được thành công trong công việc
1. Tại sao phải học kỹ năng thuyết trình?
Thực tế, việc thuyết trình thành công trước một căn phòng đầy người là một kỹ năng mà rất ít người thành thạo. Ở mỗi lĩnh vực hãy vị trí nào, bạn cũng phải một lần trình bày một vấn đề trước người khác (có thể là một người hoặc một nhóm người). Do đó, bạn cần phải học kỹ năng nói trước đám đông.
Để lý giải tại sao mỗi chúng ta đều cần phải học kỹ năng thuyết trình, bởi vì đây là chìa khóa giúp bạn mở ra các cánh cửa thành công trong con đường sự nghiệp lẫn trong cuộc sống của bản thân mỗi người.
- Sự phát triển cá nhân và sự nghiệp
Kỹ năng thuyết trình và giao tiếp hiệu quả là vô cùng quan trọng để phát triển và thăng tiến trong sự nghiệp. Sẽ cần rất nhiều thời gian để bạn có thể lấy được sự tin tưởng của mọi người thông qua cách làm việc và cách xử lý công việc của bạn. Nhưng nếu bạn có kỹ năng thuyết trình tốt, bạn có thể thay đổi và chiếm được lòng tin của mọi người xung quanh chỉ trong vài phút.
Nói cách khác, diễn thuyết là một trong những cách ngắn nhất để bạn chứng tỏ khả năng của mình. Khi bạn chứng tỏ được giá trị của mình, cơ hội thăng tiến và thăng tiến của bạn sẽ lớn hơn rất nhiều. Kỹ năng của bạn trong mắt đồng nghiệp và lãnh đạo cũng sẽ được đánh giá cao hơn.
- Xây dựng thương hiệu
Chúng ta thường nghĩ về thương hiệu chỉ gắn liền với các tổ chức. Như một số thương hiệu mang tính biểu tượng trong văn hóa của chúng ta là những cái tên như Apple, Nike và Coca-Cola. Khi đại diện cho một thương hiệu tương tự như trên hay một tổ chức nào đó, bạn cũng đang mang trên mình một thương hiệu cá nhân. Thông qua cách làm việc, thành tích cá nhân, mối quan hệ và các dự án mà ta đảm nhận, chúng ta đang không ngừng xây dựng và nâng cao thương hiệu cá nhân của mình. Cho dù bạn có đang trình bày thay mặt cho một công ty nằm trong danh sách Fortune 500, một tổ chức phi lợi nhuận hay là một chuyên gia độc lập nào đó, thì các bài thuyết trình của bạn đều là cơ hội to lớn để bạn khẳng định thương hiệu đó và nâng cao giá trị của thương hiệu của mình đối với mọi người.
- Phát triển khả năng lãnh đạo
Trở thành một diễn giả giỏi trước công chúng không nhất thiết phải là điều kiện tiên quyết để có được vai trò lãnh đạo, nhưng điều đó không bao giờ là tệ. Một đặc điểm luôn làm nên sự khác biệt của các nhà lãnh đạo giỏi là kỹ năng giao tiếp. Bằng cách tích lũy kinh nghiệm nói chuyện trước đám đông, đồng thời nâng cao sự thoải mái và hiểu biết về cách tạo mối liên hệ với khán giả, bạn có khả năng cải thiện kỹ năng lãnh đạo, đồng thời nâng cao kỹ năng trình bày của mình.
Tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình trong công việc
2. Cần làm gì để có một bài thuyết trình thành công và hiệu quả
Có một quan niệm sai lầm phổ biến rằng một bài thuyết trình kinh doanh phải cung cấp được nhiều thông tin, có sự nghiêm túc và khá khô khan. Khi bạn càng tiến lên được các thứ bật cao hơn trong giới doanh nghiệp thì bạn lại càng áp dụng sự nhầm lẫn này nhiều hơn để tạo sự ấn tượng. Tuy nhiên, điều này chỉ dẫn đến các bài thuyết trình dài dòng, cấu trúc kém hiệu quả và có khả năng gây buồn ngủ kéo dài!
Có thể cho rằng một bài thuyết trình cũng giống như một “chiêu bán hàng”. Bạn có thể không bán sản phẩm hoặc dịch vụ, nhưng bạn muốn thuyết phục khán giả tiếp nhận thông điệp của bạn, thực hiện hành động hoặc thay đổi thái độ / quan điểm / suy nghĩ của họ về một chủ đề. Bởi vì điều này, mỗi bài thuyết trình là sự cân bằng giữa tính giải trí và thông tin.
Giải trí chỉ đơn giản là cách bạn truyền tải thông điệp của mình, thông tin chính là thông điệp. Quá nhiều thông tin sẽ khiến khán giả của mình bối rối, nhầm lẫn hoặc tệ hơn là họ sẽ từ bỏ. Quá nhiều tính giải trí mà không có thông tin, khán giả của bạn cảm thấy bị lừa rằng họ đã lãng phí thời gian quý báu của mình.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến 1 buổi thuyết trình thành công
Một bài phát biểu tốt giúp bạn đạt được sự cân bằng này và trình bày một bài thuyết trình mạnh mẽ và thuyết phục. Dưới đây là các yếu tố trong một bài thuyết trình giúp bạn trở nên đáng nhớ:
2.1. Sự chuẩn bị
Tóm tắt những ý chính của bài phát biểu: Bạn nên viết ra những điểm chính trong bài phát biểu của mình, làm nổi bật những phần quan trọng. Thực hành nói trước gương nhiều hơn, nói trôi chảy và ghi lại những điểm quan trọng vừa nghĩ ra.
Hãy xem xét kỹ nội dung của bài phát biểu: Khi bạn muốn phát biểu về một chủ đề nào đó, bạn nên chuẩn bị đầy đủ lý do để biện minh cho phát biểu đó. Vì nếu câu nói của bạn không chính xác, bạn chắc chắn sẽ nhận được những câu hỏi vấn đáp rất gay gắt.
Chọn một điểm nổi bật trong bài thuyết trình của bạn. Phần trình bày của bạn có thể dài, ngắn và súc tích, nhưng điều quan trọng là phải có điểm mấu chốt. Tập trung vào những điểm nổi bật của bài thuyết trình. Hãy tự mình trả lời câu hỏi sau: Tại sao mọi người cần nghe bài phát biểu của bạn? Thông tin quan trọng nào cần được chia sẻ?
Chuẩn bị là bước bắt buộc cho bất kỳ buổi thuyết trình nào
2.2. Hành động
- Thu hút sự chú ý
Bạn không thể đạt được bất cứ điều gì nếu không thu hút được sự chú ý của khán giả. Các nghiên cứu chỉ ra rằng bạn có tới 10 giây để thu hút khán giả. Các cách đề xuất để đạt được điều này là bắt đầu bằng một trích dẫn, thống kê gây sửng sốt, câu hỏi giả định hoặc một tuyên bố đáng lưu ý nào đó.
- Thiết lập nhu cầu
Điều quan trọng là phải tập trung vào nhu cầu và mong muốn của khán giả. Một diễn giả thường bị bó buộc vào các nghiên cứu, biệt ngữ và kiến thức chuyên môn của họ và quên rằng khán giả có thể có một mức độ hiểu biết khác. Hãy xem xét thông tin bạn đang trình bày dưới góc nhìn của khán giả.
- Cảm xúc
Tư thế, ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ, giao tiếp bằng mắt và giọng nói đa dạng đều giúp truyền tải đam mê và nhiệt huyết rất thuyết phục. Sử dụng những câu chuyện cá nhân phù hợp cũng sẽ giúp bạn tạo ra sự đồng cảm với khán giả, do đó giúp thông điệp của bạn trở nên dễ nhớ hơn.
Bên cạnh đó, với một nụ cười, bạn sẽ làm tăng hàm lượng endorphin trong cơ thể, có tác dụng giảm lo lắng, giúp bạn bình tĩnh và cảm thấy lạc quan hơn. Mỉm cười được coi là một cách tốt giúp bạn nâng cao kỹ năng của mình.
Yếu tố cảm xúc chính là yếu tố quan trọng khi thuyết trình
- Yêu cầu hành động
Bước quan trọng nhất để làm cho một bài thuyết trình trở nên hiệu quả đó là yêu cầu hành động, tạo sự tương tác với các khán giả của mình. Đây cũng có thể được xem là một chút chiêu trò để thu hút người xem. Thủ thuật này chính là nhân tố để bài thuyết trình của bạn thêm thành công. Các khóa học kỹ năng nói trước đám đông thường sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều “tuyệt chiêu” để bạn tận dụng vào các bài thuyết trình của mình.
Cần phải liên tục yêu cầu hành động để tạo ra sự tương tác giữa người thuyết trình và các khán giả
Giao tiếp với khán giả là một kỹ thuật nói chuyện trước đám đông có thể khiến bạn dễ mến và hòa đồng hơn với những người khác. Tích cực tương tác với những người tham gia buổi thuyết trình, họ có thể cung cấp thêm nguồn cảm hứng cho bài thuyết trình của bạn.
Kỹ năng thuyết trình cũng giống như các loại kỹ năng khác, bạn càng luyện tập và sử dụng chúng nhiều thì bạn sẽ càng trở nên giỏi hơn. Một số người có thể có xu hướng nói chuyện trước mặt người khác một cách tự nhiên hơn, nhưng một số nhà hùng biện vĩ đại nhất trong lịch sử đã nỗ lực đáng kể để vượt qua những trở ngại lớn và cải thiện kỹ năng thuyết trình của họ.
Hãy chọn cho mình một khóa học kỹ năng thuyết trình hiệu quả và luyện tập, trao dồi nó mỗi ngày, và tốt nhất là biến nó thành một trong điểm mạnh của bản thân để bạn có thể tự tin bước đi vững vàng trên con đường sự nghiệp tương lai.
Nguồn: kyna.vn | edu2review.com