7 mấu chốt để cha mẹ nắm bắt tâm lý trẻ

0
470

Gia đình được coi là “ngôi trường” đầu tiên, nơi đặt nền móng nhân cách của một đứa trẻ. Hiểu tâm lý con là điều cần thiết mà các bậc cha mẹ giúp con phát triển đúng hướng. Tâm lý trẻ thường có những thay đổi nhất định ở mỗi giai đoạn khác nhau. Do đó, khóa học tâm lý trẻ em sẽ giúp cha mẹ nắm bắt tâm lý và nuôi dạy con tốt hơn.

Xem thêm:
luon-tao-dong-luc-giup-tre-phat-trien-tiem-nang

Luôn tạo động lực giúp trẻ phát triển tiềm năng.

1. Tâm lý trẻ là gì?

Tâm lý trẻ là một phần quan trọng của tâm lý học phát triển, nó rất rộng và chiếm nhiều lĩnh vực tâm lý học. Thường tập trung vào nghiên cứu các quá trình tâm lý đưa đến liệu pháp tư vấn tiếp cận trẻ em từ sơ sinh đến khi trưởng thành. Các nhà nghiên cứu chủ yếu quan tâm đến những thay đổi tâm lý xảy ra trong thời thơ ấu.

Lĩnh vực nghiên cứu bao gồm các kỹ năng ngôn ngữ, phát triển nhận thức, thay đổi xã hội, kỹ năng vận động, phát triển cảm xúc,…

2. Tầm quan trọng khi hiểu tâm lý con

Ban đầu, trẻ sơ sinh được thúc đẩy hành động theo bản năng và ích kỷ của mình, nhưng khi dần tiếp xúc với môi trường bên ngoài và các giá trị xã hội do cha mẹ truyền đạt, thái độ và hành vi của trẻ sẽ khác.

Cha mẹ thường có cách giải thích khả năng và kỹ năng của con mình hoặc tại sao con họ có kỹ năng này nhưng lại thiếu kỹ năng khác. Nhưng nếu cha mẹ không hiểu con mình, họ có thể đánh giá sai khả năng của con. Đôi khi phần lớn có thể gây ra những tác hại về mặt tâm lý đối với trẻ.

Việc thấu hiểu tâm lý trẻ là điều rất quan trọng, vì thế các bậc cha mẹ thường lựa chọn khóa học tâm lý trẻ em để có thể đồng hành cùng trẻ trong giai đoạn phát triển đầu đời, đây là yếu tố quan trọng giúp hoàn thiện nhân cách của trẻ.

su-phat-trien-cua-tre-luon-can-duoc-quan-tam-va-thau-hieu

Sự phát triển của trẻ luôn cần được quan tâm và thấu hiểu.

3. Phương pháp giúp cha mẹ hiểu con hơn

3.1. Tạo cầu nối để có thể liên kết với con

Sự kết nối với trẻ em là một quá trình tương tác hai chiều. Trẻ sẽ ghi nhớ cụ thể mọi hành động, cử chỉ, lời nói và thái độ của cha mẹ. Tạo môi trường lành mạnh để con phát triển tốt hơn. Tránh áp đặt, ép buộc con làm những điều mình không mong muốn, sẽ làm cho trẻ cảm thấy gò bó.

Cha mẹ nên dùng những câu hỏi gợi mở về cuộc sống, học tập và tuyệt đối không nên hỏi những câu mà trẻ không muốn, vì điều đó có thể vô tình tạo ra sự căng thẳng, muốn né tránh mỗi khi nói chuyện với cha mẹ. Bên cạnh đó, tham gia khóa học tâm lý trẻ em cũng là phương pháp tối ưu cho các bậc cha mẹ trong việc nuôi dạy con.

tao-cho-tre-mot-khong-gian-song-thoai-mai

Tạo cho trẻ một không gian sống thoải mái. 

3.2. Thấu hiểu nội tâm của con

Bậc cha mẹ thường mắc phải sai lầm khi đặt quyền làm cha mẹ để muốn đứa trẻ phải nghe lời, làm theo ý mình. Trên thực tế, điều này hoàn không đúng với việc nuôi dạy trẻ. Thay vào đó, cha mẹ nên dành nhiều thời gian quan tâm và lắng nghe để tạo sự gắn kết sâu sắc với con.

Dù ở độ tuổi nào thì mỗi chúng ta đều có sở thích và nhu cầu riêng, trẻ em cũng không ngoại lệ. Việc tìm hiểu sở thích, hứng thú của con là điều rất quan trọng. Từ đó có thể nắm bắt điểm mạnh, giúp trẻ phát triển đúng hướng.

Bên cạnh việc làm cha mẹ, hãy là một người bạn của con. Bất cứ đứa trẻ nào cũng muốn được thấu hiểu. Ngoài việc trò chuyện, lắng nghe câu chuyện của con, cha mẹ có thể kết hợp học các khóa học về tâm lý trẻ em để có thể khám phá nội tâm của trẻ theo nhiều cách.

3.3. Luôn dành lời khen ngợi trẻ và chỉ phê bình khi thật sự cần

Khen ngợi và khuyến khích trẻ thường xuyên là điều các bậc cha mẹ cần phải nhớ. Đó là nguồn động lực vô hình thúc đẩy sự nỗ lực ở trẻ. Và hơn hết, mối quan hệ cha mẹ – con cái cũng trở nên khăng khít hơn.

Trước khi phê bình hay trách mắng, cha mẹ cần tìm hiểu lý do vì sao con mình làm điều đó và chúng có được phạm phải hay không. Chỉ nên răng dạy ở mức độ vừa phải, không nên trách mắng quá mức sẽ khiến trẻ chống đối, không nghe lời.

Song đó, sự thưởng phạt cũng cần phải hợp lý, đúng mức, đúng thời điểm để đạt hiệu quả nhất định. Nên tránh sử dụng đòn roi để răng dạy trẻ. Điều này sẽ gây sự tổn thương, ảnh hưởng tâm lý của trẻ. Và không phạt nặng hơn so với việc mà trẻ gây ra.

hay-danh-thoi-gian-ben-con-de-gan-ket-tinh-cam-gia-dinh

Hãy dành thời gian bên con để gắn kết tình cảm gia đình.

3.4. Cùng trẻ tâm sự

Trong quá trình nuôi dạy trẻ không thể thiếu đi sự quan sát. Lời nói, cử chỉ, hành động, cảm xúc là những điều mà cha mẹ nên lưu tâm. Khi trẻ gặp một vấn đề nào đó khiến chúng buồn hay tức giận, đừng vội tìm hiểu mà hãy lắng nghe tâm sự của trẻ, đồng thời giúp trẻ nhận thức đúng đắn và loại bỏ cảm xúc tiêu cực.

3.5. Hãy quan sát trẻ, dạy trẻ cách chia sẻ

Theo tâm lý chung, khi trẻ gặp vấn đề khó nói hay không dám nói ra, dần dà vô tình hình thành sự tổn thương tâm lý và khó có thể chữa lành. Vì vậy, tâm sự với trẻ là điều cha mẹ nên làm thường xuyên, kịp thời giải quyết vấn đề, để trẻ cảm thấy “đã có người hiểu mình”.

Tâm lý trẻ mới đi mẫu giáo thường sợ hãi, rụt rè vì vậy cha mẹ nên chuẩn bị trước tâm lý cho trẻ, để giúp con có thể cởi mở hơn. Hãy dạy trẻ cách chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với bạn bè. Dạy trẻ chúc mừng bạn bè khi gặp chuyện vui, giúp đỡ khi bạn bè gặp khó khăn. Từ đó, trẻ sẽ có thêm nhiều bạn bè, làm tăng khả năng giao tiếp. Đồng thời hạn chế được tình trạng cô lập ở trẻ.

tre-luon-can-su-quan-tam-thau-hieu-tu-cha-me

Trẻ luôn cần sự quan tâm, thấu hiểu từ cha mẹ.

3.6. Hãy khuyến khích trẻ

Đối với việc học  tập của trẻ, tinh thần cầu tiến có vai trò đặc biệt quan trọng. Trẻ cầu tiến sau này thường làm việc rất chăm chỉ và nghiêm túc. Để khơi dậy tinh thần cầu tiến và sự ham muốn học hỏi, cha mẹ cần khẳng định những điểm mạnh, luôn động viên, tin tưởng trẻ.

3.7. Luôn đối xử công bằng, tránh so sánh trẻ 

Cha mẹ nên nhìn nhận vấn đề từ một góc độ khác để hiểu suy nghĩ của trẻ. Người lớn làm mọi thứ đều có lý do, và trẻ con cũng vậy. Khi thấu hiểu được vấn đề cũng chính là có sự cảm thông với trẻ.

Mỗi trẻ đều có tính cách riêng biệt, không nên đặt trẻ lên bàn cân so sánh và đối xử không công bằng. Khi điều này kéo dài liên tục sẽ làm trẻ cảm thấy không được yêu thương, trở nên ganh tị và tiếp đến sẽ khiến trẻ trầm cảm hoặc tự kỷ. Khóa học tâm lý học hành vi là giải pháp để các bậc cha mẹ có thể sớm nhận biết được tình trạng và tìm phương án điều trị khi vô tình để trẻ rơi vào tình trạng này.

khuyen-khich-su-tim-toi-tao-nhieu-co-hoi-giao-tiep-cho-tre

Khuyến khích sự tìm tòi, tạo nhiều cơ hội giao tiếp cho trẻ.

4. Review khóa học về tâm lý trẻ em được đánh giá cao 

Hiện nay, các bậc cha mẹ đều mong muốn con được phát triển tốt và không gặp vấn đề tâm lý. Đây là điều không phải cha mẹ nào cũng làm được. Chính vì thế, các khóa học tâm lý online là hành trang giúp các phụ huynh trang bị thêm kiến thức cần thiết để đồng hành cùng con trong giai đoạn quan trọng này.

Hầu hết các học viên đều có phản hồi rất tích cực sau khóa học “Cùng con vượt qua rối loạn tâm lý”. Bên cạnh đó, học viên nhận xét rằng khoá học với 22 bài giảng từ chuyên gia Nguyễn Thị Bình rất bổ ích, giúp học viên có thêm kiến thức nuôi dạy con. Bạn sẽ nhận được giá trị sâu sắc sau khoá học như:

  • Hiểu được các rối loạn tâm lý cơ bản, nguyên nhân và phương pháp tạo môi trường tích cực để hỗ trợ trẻ.
  • Nhận biết các dấu hiệu rối loạn và mất cân bằng theo từng lứa tuổi.
  • Biết cách xây dựng tình cảm, sự gắn bó và quan tâm trong gia đình để hạn chế nguyên nhân dẫn đến rối loạn tâm lý ở trẻ.
  • Biết cách can thiệp và giúp đỡ kịp thời khi trẻ rơi vào tình trạng rối loạn tâm lý.
  • Biết cách cùng con vượt qua những trạng thái cảm xúc tiêu cực.
  • Nắm được phương pháp nuôi dạy con phù hợp, giúp con trở nên tự tin, tự chủ và tự lập.

>> Link khóa học tại đây

hay-lang-nghe-de-thau-hieu-tre

Hãy lắng nghe để thấu hiểu trẻ

Có thể thấy, để nắm bắt tâm lý con là điều không hề dễ dàng với các bậc cha mẹ. Nuôi dạy con khôn lớn cần trải qua một quá trình mà ở đó cha mẹ phải thật sự kiên nhẫn. Hiểu tâm lý trẻ là điều quan trọng nhất để dẫn dắt phát triển đúng hướng. Hy vọng với khóa học tâm lý trẻ em sẽ một phần nào giúp các cha mẹ có thể giải mã tâm lý trẻ và nuôi dạy trẻ tốt hơn.

Nguồn tham khảo:

  1. Giadinhngaynay.net
  2. ohay.tv

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here